Chứng minh thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai

Đề bài: Một trong những nét phong cách nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai (Văn 12, 1992, trang 17). Hãy chứng tỏ điều đó qua hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm trong Nhật kí trong tù của Bác.    
YÊU CẦU

1.     Bác là một hồn thơ cộng sản khỏe khoắn, lạc quan, yêu đời nên hình tượng thơ của Bác luôn luôn vận động hưởng về sự sống, ánh sáng và tương lai (giải thích về hình tượng thơ và sự vận động của hình tượng thơ Bác),

2.    Chứng minh sự vận động của hình tượng thơ Bác quạ hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm bằng những dẫn chứng cụ thể, sút hợp:
–    Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống
–    Hình tượng thơ vận động hướng về ánh sáng
–    Hình tượng thơ vận động hướng vè tương lai
(cổ thể chứng minh qua từng bài thơ hoặc qua từng ỷ cửa sự vận động đó)
BÀI LÀM

Thơ Bác mang vẻ đẹp cổ điển giống như thơ xưa nhưng Bác là một tâm hồn thơ cộng sản nên thơ Bác lại có những điểm khác thơ xưa. Một trong những điểm khác nhau đó là sự vận động của hình tượng thơ: trong thơ Bác, hình tượng thơ luôn vận động hưởng, về sự sống, ánh sáng và tương lai. Có thể thấy điều này trong tập Nhật kí trong tủ mà tiêu biểu là hai bài thơ Chiều tối vá Giải đi sớm:

Đã là thơ thì phải có hình tượng. Một bài thơ có thệ. có nhiều hình tượng nhưng bao giờ cũng chỉ cổ một hình tượng chính – bình tượng trung tâm của bài thơ. Khi nói về sự vận động của hình tượng thơ là nói về sự vận động của hình tượng trung tâm mà nhiều người còn gọi là tứ thơ. Sự yận động nàỵ phản ánh tâm hồn thơ của thi nhân: khỏe khoắn, lạc quan, yếu đời hay yếu đuối, buồn chán, bi quan. Tâm hồn nhà thơ như thế nào thì sự vận động của hình tượng thơ cũng như thế.

Bác là một tâm hồn thơ cộng sản, một nhà thơ cách mạng nên sự vận động của hình tượng thơ chỉ có thể hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai’ mặc dù thơ Người dược viết ra trong bóng tối nhà lao hay trên những nẻo đường giầi tù gian truân vất vả. Sự vận động của hình tượng thơ trong bài Chiều tối và Giải đi sớm đã cho ta thấy rõ điều đó.

Chiều tối thuộc đề tài giải tù. Lúc ấy chiều đã muộn  người tù Hồ Chí Minh đang lê nặng bước chân xiềng xích nơi núi rừng hẻo lánh trên đất khách quê người, sau một ngày gian truân, vất vả. Bác nhìn thấy gì trong cảnh Chiều tối ấy?

Chim mỏi về rừng tim chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.

Một cảnh trời chiều buồn vắng mênh mang như tâm trạng cô đơn, mệt mỏi của người tù lúc bấy giờ. Trong nguyên tác,. Bác nổi rõ đó là chòm mây cô đơn đang trôi chầm chậm trên bầu trời như vừa trôi vừa suy nghĩ: Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây như một sinh thể có hồn, chứa đầy tâm trạng của con người. Với hai nét bút chấm phá, thi nhân như đã thu được linh hồn của cảnh vật, và cảnh chiều mươi hiện ra trước mắt ta buồn thấm thía trong cái xa vắng mênh mông của núi rừng hẻo lánh đang bị bóng tối dần dần bao phủ. Lòng thi nhân buồn nên nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật, hay chính vì lòng buồn mà Bác đã bắt gặp cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn? Dù thế nào thì hai câu thơ cũng mang đến cho người đọc một nỗi buồn bâng khuâng man mác – và đó chính là nỗi buồn có thực của Bác khi lê những bước chân nặng trĩu trên đường giải ,tù nơi đất khách quê người vào lúc chiều muộn ấy.

Nhưng tứ thơ bỗng thay đổi đột ngột và Vinh tượng ,thơ có sự vận động. Cảnh chiều muộn đang buồn là thế, bỗng chuyển sang một cảnh sinh hoạt tươi vui, đầm ấm đầy sức sống của con người bên xóm núi.

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.

Nhịp điệu câu thơ dường như cũng vui lên, dạt dào sức sống trong hình ảnh khỏe khoắn của cô gái, trong nhịp quay của cối xay ngô “ma bao túc” rồi lại “bao tuc ma hoàn”; và tất cả bừng sáng lên trong ánh lửa rực hồng của lò than… Sự vận động cùa hình tượng thơ ở đây cổ một cái gì thật bất ngờ và khỏe khoắntừ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nóng. Và trên cảnh thiên nhiên rộng lớn, con người, sự sống của con người, ngọn lửa của con người bỗng trở thành tụ điểm, thành trung tâm tỏa ấm nóng và niềm vui ra tất cả. Không phải thiên nhiên là chu the mà con người mới là chủ thể. Mạch thơ chuyển từ buồn sang vui và hình tương thơ vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai là như vậy.

Ớ bài Giải đi sớm, ta cũng thấy có sự.vận động như thế trong hình tượng thơ. Nếu khổ một là cảnh “đêm tối, gió lạnh, đường xa” thì khổ hai là cảnh “bình minh ửng hồng, thời tiết ấm áp”. Và trong cảnh thứ nhất, Bác hiện lên trong tư thế một “chỉnh nhân” đang vượt qua khó khăn gian khổ trên con đường cách mạng, thì ở cảnh thứ hai, Người lại.trở thành: một “hành nhân” mà tứ thơ lai láng tràn đầy trong cảnh bình minh ấm áp. Cảnh sắc thiên nhiên và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều có sự vận động đổi thay. Nhưng vận động theo hướng nào? Từ bóng tối đã chuyển ra ánh sáng, từ “gà gáy một lần đêm chửa tan” đến “phương đông màu trắng chuyển sang hồng – bổng tối đêm tàn chốc sạch không”. Từ cảnh gió rét đường xa:

Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn tứ thơ vận động một cách tự nhiên sang cảnh “hơi ấm bao la trùm vù trụ” đầy sức sống, dạt dào tình người. Hình tượng thơ đã vận động thèo hướng đi lên, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai, khiến chọ buổi bình minh của thời tiết bỗng có khí thế nhự buổi bình minh của lịch sử. Đó là do tâm hồn của thi nhân rất khỏe khoắn, lạc quan và yêu đời ( đang bị đày đọa trong cảnh tù tội gian truân, vất vả như nhận xét của Hoài Thanh “Không thể nào có được những nét bút hùng tráng như vậy nêu không có sẵn trong lòng một niềm tin sắt đá về một bình minh lớn lao trọng lịch sử”.

 

tho ho chi minh

Niềm tin sắt đá đó đã tạo nên cái tư thế “nghênh diện thu phong trận trận hàn” của người chiến sĩ cách mạng và cái tứ thơ lai láng tràn đầy trong lòng nhà thơ Hồ . Chí Minh. Toàn, bài thơ là hình ảnh con người đi trên đường xạ, đi từ bóng tối đến bình minh, từ gian khổ đến niềm vui – và đấy là con đường gian khổ lâu dài nhưng tất thắng của cách mạng. Không thây người tù đâu mà chỉ thấy hình ảnh người chiến sĩ cách mạng đang lên đường vì đại nghĩa. Sự vận dộng của hình tượng thơ đã đem đến cho  người đọc niềm lạc quan tin tưởng.

Không phải đến Nhật kí trong tù mới có thơ trên đường giải tù. Đề tài “đi đày” cũng đã từng có trong thơ xưa, nhưng đó là những bài thơ buồn hiu hắt cô đơn. Phải đến Nhật kí trong tù ta mới gặp những bài thơ trên đường giải tù yêu đời, yêu cuộc sống, lạc quan tin tưởng mà hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai bởi đó là thơ của người tù – thi sĩ mang tâm hồn thơ của một chiến sĩ cách mạng.

Thảo luận cho bài: Chứng minh thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai