Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác

Đọc Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trưng Thông viết:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.
DÀN BÀI CHI TIẾT

I.    Mở bài

Thơ Bác chính là con người Bác. Con người Bác đẹp thì thơ Bác cũng đẹp đó là cái đẹp của thép và tình, của sự hòa quyện, giữa tình và thép như con người Bác. Dù thơ Bác viết ở đâu, trong cuộc kháng chiến cứu nước hay trong nhà tù của đế quốc, thì vẫn là chất thép và chất tình ngời sáng ấy. Nó được thể hiện rõ nét trong ba bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi.

II.    Thân bài

1.    Chất thép và chất tình trong ba bài thơ

a)    Chất, thép

Đó là nghị lực phi thường và dũng khí lớn của người cộng sản trong hoàn cảnh tù đày:

–    Trên đường giải tù: Bị “giải đi sớm” trong đêm tối, gió lạnh, đường xa, nhưng vẫn ung dung, bình tình, chủ động vượt qua hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh trong tư thế một người chiến sĩ:

Chinh nhân dĩ tại chỉnh đồ thượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn (Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn.)

Khi mới ra tù, chân yếu, mắt mờ vẫn kiên trì, quyết tâm tập luyện để nhanh chóng về với tổ quốc, đồng bào, đưa phong trào cách mạng tiến lên giành thắng lợi. Người đã tự trèo lên đến đỉnh Tây Phong Lĩnh, và chất thép thể hiện ồ chỗ người đã ung dung vượt qua và chiến thắng cuộc leo núi vô cùng gian nan, vất vả này: Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lình … Đây chính là chất thép trong thơ thể hiện rõ chất thép trong con người, trong cuộc đời thực của Bác lúc bấy giờ.

b)    Chất tình

*    Đó là những tình cảm rất “con người”, rất nhân văn .của người tù thi sĩ được thể hiện một cách thật cao đẹp ngay trong cảnh tù đày vô cùng gian truân, khắc nghiệt của Ngươi:

–    Tinh yêu thiên nhiên:

4    Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn    (Giải đi sớm)

+    Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ.    (Mới ra tù, tập leo núi)

–    Tình yêu con người, yêu cuộc sống:

+ Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò thản đã rực hồng. (Chiều tối)

+    Hơi ẩm bao lơ. trùm vũ trụ

Người đi thi hứng bỗng thèm nồng. (Giải đi sớm)

–    Tình yêu nước son sắt, cháy bỏng: Thể hiện ở ỷ nghĩa nhắn tin của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi và một số hình tượng thơ trong bài thơ đó:

+ Hình ảnh “Lòng sông gương sáng bụi không mờ” nói lên lòng yêu nước sắt son của Bác.

+ Hình ảnh một con người yêu nước, nhớ nước da diết, muốn về ngay đất nước để hành động:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh i ròng lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

c)    Chất thép và chất tình hòa quyện với nhau tự nhiên, đẹp đẽ như nó vốn là như vậy: trong thép có tình,trong tình ngời ánh thép. (Có thể phân tích, chứng minh qua một số dẫn chứng trên đây).

2.    Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác, ta thấy gì?

a)    Một con người đẹp:đẹp vì thép cứng rắn, vì tình cao cả, nhưng đẹp nhất chính là sự hài hòa giữa thép và tình đệ làm nên một con người bình thường mà vĩ đại, vừa gần gũi lại khiến mọi người phải kính trọng, khâm phục, yêu quý.

b)    Một phong cách thơ đẹp mang nét riêng của nhà thơ Hồ Chí Minh: sự hài hòa lí tưởng, tuyệt đẹp giữa thép và tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ như vôn nó có.

III. Kết bài

Từ chất thép và chất tình trong thơ Bác, ta không chỉ hiểu sâu sắc một Con Người Đẹp và một phong cách thơ đẹp mà ta còn rút ra một bài học sâu sắc về đạo làm người và cách làm nghệ thuật.

Thảo luận cho bài: Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác