BT tổng hợp (TN + TL) Hiđro – Nước
Bài viết giúp hệ thống kiến thức lý thuyết, cũng như phương pháp giải bài tập liên quan tới tính chất và ứng dụng của hiđro.
BTTN tổng hợp chương 5 : Hiđro – nước
Bài 1.
a. Muối X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. Hỏi muối X thuộc loại muối trung hòa hay muối axit? Cho ví dụ minh họa.
b. Định nghĩa phản ứng trao đổi. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra, cho ví dụ minh họa. Phản ứng trung hòa có phải là phản ứng trao đổi không?
Bài 2. Hãy cho biết trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các chất sau đây không?
a. NaCl và KOH b. Ca(OH)2 và H2SO4
c. H2SO4 và BaCl2 d. HCl và AgNO3
e. NaOH và HBr f. KCl và NaNO3
Bài 3. Cho 9,4 gam K2O vào nước. Tính khối lượng SO2 cần thiết phản ứng với dung dịch trên để tạo thành
a. Muối trung hoà.
b. Muối axit.
c. Hỗn hợp muối axit và muối trung hòa theo tỉ lệ mol là 1:2
Bài 4. Cho đồng oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric sẽ có hiện tượng như sau:
A. chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh.
B. chất khí làm đục nước vôi trong.
C. dung dịch có màu xanh.
D. không có hiện tượng gì.
Bài 5. Người ta điện phân m gam nước thu được 28 lít khí oxi (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng m nước đã bị phân huỷ.
c. Lấy toàn bộ lượng thể tích khí oxi nói trên đem đốt cháy hoàn toàn với 12,8 gam lưu huỳnh.
– Viết phương trình phản ứng.
– Tính thể tích khí oxi còn dư lại sau phản ứng (đktc).
Bài 6. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl
C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
Bài 7.
a . Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi,nitơ và hiđro
b. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng khí oxi và khí cacbonic ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng. Theo em để thu được khí CO2 có thể cho CaCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl được không? Nếu không thì tại sao?
Bài 8. Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn ) hơn?
Bài 9.
a.Tìm công thức của oxit sắt trong đó có Fe chiếm 70% khối lượng.
b. Khử hoà toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau hiđro được 1,76 gam kim loại. Hòa tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.
Bài 10. Dùng khí H2 để khử hết 50 gam hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng. Thể tích khí H2 cần dùng là:
A. 29,4 lít B. 9,8 lít C. 19,6 lít D. 39,2 lít
Hãy chọn phương án đúng.
Bài 11. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.
a. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
b. CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
c. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑?
d. SO2 + 2CO → 3S + 2CO2
e. Mg + CO2 → MgO + CO
f. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
Hãy chọn phương án đúng.
A. a, d, e B. c, d, f C. a, d, f D. b, d, e
Bài 12. Khi nung nóng KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân hủy tạo thành kali clorua và khí oxi
a. Hãy viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6 gam cacbon.
Bài 13. Người ta nung 10 tấn canxicacbonat (đá vôi) CaCO3 tạo thành vôi sống CaO và khí cacbonic.
a. Tính lượng vôi sống thu được.
b. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra (đktc).
Bài 14. Một trong những thuốc thử sau có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat.
A. dung dịch bari clorua
B. dung dịch axit clo hiđric.
C. ddung dịch chì nitrat
D. dung dịch bạc nitrat.
Bài 15. Đốt cháy hoàn toàn 126 gam sắt trong bình chứa oxi.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng trên (đktc)
c. Tính khối lượng kali clorat cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí oxi bằng với thể tích khí oxi đã sử dụng ở phản ứng trên (đktc).
Bài 16. Người ta điều chế kẽm oxit ZnO bằng cách đốt bột kẽm trong oxi.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng điều chế ZnO thuộcloại phản ứng nào?
b. Tính khối lượng oxi cần thiết để điều chế được 40,5 gam kẽm oxit?
c. Muốn có lượng oxi nói trên, phải phân huỷ bao nhiêu gam kali clorat?
ĐÁP SỐ
(Một số bài lý thuyết học sinh tự giải)
Bài 3. Đáp số: a. 6,4 gam b. 12,8 gam c. 9,6 gam.
Bài 4. Đáp số: C đúng
Bài 5. Đáp số: b. m = 45 gam; c. VO2 dư = 17,92 lít
Bài 6. Đáp số:B
Bài 8. Đáp số: Học sinh B thu được nhiều khí hơn học sinh A.
Bài 9. Đáp số: a. Fe2O3 b. Fe2O3
Bài 10. Đáp số: C
Bài 11. Đáp số C.
Bài 12. Đáp số: 24,4 gam.
Bài 13. Đáp số: a. 5,6 tấn b. 2240 000 lít
Bài 14. Đáp số: B đúng
Bài 15. Đáp số: b. 33,6 lít c. 122,5 gam
Bài 16. Đáp số: b. 8 gam c. 20,42 gam