Đề bài:
Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Em hãy bình luận giải thích câu tục ngữ trên.
Bài làm:
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
– Tri thức rất cần thiết đối với con người.
– Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.
– Từ xưa ông cha ta từ xưa thấy rõ tầm quan trọng của tri thức nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ;
* Nghĩa tường minh:
– Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.
– Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.
* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc nâng cao, mở rộng kiến thức để làm giàu thêm vốn sống.
b. Bình luận:
– Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng bởi vì có chịu khó đi đó đi đây thì tầm nhìn mới được mỡ rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.
– Trôn khắp các nẻo đường đất nước, chỗ náo cũng có những cái hay, cái đẹp. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.
– Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đình và xã hội tốt hơn.
– Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cần thiết. Vấn để đặt ra là phải học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.