Bài tập về chất – nguyên tử – nguyên tố hóa học

Bài tập về chất – nguyên tử – nguyên tố hóa học

Học phải đi đôi với hành. Làm bài tập luôn là lựa chọn hàng đầu khi học bất kì môn học nào. Hãy cùng làm bài tập để củng cố kiến thức về chất – nguyên tử – nguyên tố hóa học nào!

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Bài tập tính số hạt trong nguyên tử

DẠNG 1. PHÂN BIỆT VẬT THỂ VÀ CHẤT

Bài 1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các chất sau:

  1. Máy bay được sản xuất từ nhôm và một số chất khác.
  2. Lọ cắm hoa làm bằng đất sét nung có nhiều hoa văn đẹp
  3. Điện thắp sáng được dẫn từ nơi này sang nơi khác là nhờ sử dụng dây dẫn bằng đồng hoặc nhôm được bọc nhựa.
  4. Thân cây bạch đàn có thành phần chính là xenlulozơ được dùng để sản xuất giấy.

Bài 2. Đường và muối ăn có tính chất gì giống nhau và khác nhau?

Bài 3. Hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo

  1. Ống nước được làm từ nhựa P.V.C
  2. Khi đến mùa khai thác, cây cao su cho nhiều mủ cao su.
  3. Bánh đa, bánh qui được làm từ củ sắn, lúa gạo.
  4. Áo, quần may bằng sợi tơ tằm mát hơn áo quần may bằng nilon (tơ tổng hợp)

Bài 4. Để nhận biết một chất ta dựa vào đặc điểm nào sau đây:

A. Tính tan trong nước.                                       B. Quan sát: màu, thể

C. Cân đo                                                             D. Tất cả các ý trên

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 5. Để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào các ý nào sau đây:

A. Tính chất của chất                                            B. Trạng thái tự nhiên của chất.

C. Tính tan trong nước của chất.                                     D. Tất cả các ý trên.

Bài 6. Hãy kể tên bốn vật thể làm bằng:

a. Sắt                                b. Gỗ                                       c. Chất dẻo tổng hợp

Bài 7. Hãy giải thích vì sao chất có tính chất nhất định? Cho ví dụ để minh họa.

Bài 8. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào những câu sau đây:

Khi nghiên cứu tính chất vật lý của một chất, ta biết được…. Còn khi chất này biến thành chất khác thì tính chất đó gọi là tính chất… của một chất

Bài 9. Để sản xuất muối ăn người ta đưa nước biển vào ruộng muối, phơi khô, nước bốc hơi, ta được tinh thể muối ăn. Lấy nước tự nhiên (nước sông, hồ…) đun sôi, nước bốc hơi, làm lạnh hơi nước, hơi nước ngưng tụ thành nước cất.Vậy nước biển, nước tự nhiên, tinh thể muối ăn, nước cất là những hỗn hợp hay tinh chất? Hãy giải thích.

Bài 10. Hãy so sánh sự sống và khác nhau của nước tinh khiết và nước khoáng.

Bài tập về chất - nguyên tử - nguyên tố hóa học

Bài tập về chất – nguyên tử – nguyên tố hóa học

DẠNG 2. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 1. Một nguyên tử có những loại hạt nào sau đây:

A. Hạt proton  B. Hạt nơtron              C. Hạt electron                        D. Cả 3 loại hạt trên.

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 2. a.  Trong nguyên tử hạt nào mang điện dương (+).

A. Hạt proton                   B. Hạt nơtron              C. Hạt electron            D. Cả 3 loại hạt trên.

b. Trong nguyên tử hạt nào mang điện dương (-).

A. Hạt proton                   B. Hạt nơtron              C. Hạt electron            D. Cả 3 loại hạt trên.

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 3. Trong một nguyên tử thì:

A. Số hạt pronton bằng số hạt nơtron.                B. Số hạt nơtron bằng số hạt electron.

C. Số hạt pronton bằng số hạt electron.               D. Tất cả đều sai.

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 4. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào những câu sau:

  1. Trong một…. gồm có ba loại hạt là: proton, nơtron, electron, trong đó hạt…. và hạt……có số điện tích như nhau nhưng…., còn hạt….không mang điện.
  2. Trong nguyên tử…..luôn chuyển động rất nhanh, sắp thành từng lớp gọi là….., hạt…..và …..tạo thành hạt nhân nguyên tử.

Bài 5. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.

Hãy chỉ ra : số proton (p), số electron (e), số lớp electron của các nguyên tử ở sơ đồ (I) (II) (III)

Bài 6. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.

Từ sơ đồ (I) (II) (III) hãy cho biết : số điện tích hạt nhân, số điện tích electron, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng.

DẠNG 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài 1. Cho các nguyên tử có kí hiệu là các chữ cái và số proton như sau:

5A; 8B; 17C; 6D; 8E;17F; 17H

Các nguyên tử sau thuộc cùng một nguyên tố hóa học là:

A: A, B, C, D                               B: D, E, F, H                                       C: B, E

D: C, F, H                                                E: C và D

Hãy chọn phương án đúng.

Bài 2. Nhận xét sau có 2 ý:

“Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số proton trong hạt nhân và chúng thuộc cùng một nguyên tố hóa học”

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Ý (I) đúng, ý (II) sai.                          B. Ý (I) sai, ý (II) đúng.

C. Cả hai ý đều đúng.                              D. Cả hai ý đều sai.

Bài 3. Tính khối lượng bằng gam của:

  1. Nguyên tử nhôm
  2. Nguyên tử photpho
  3. Nguyên tử oxi.

Bài 4. Hãy so sánh xem nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn nguyen tử H, S, C bao nhiêu lần?

Bài 5. Dùng chữ số và kí hiệu để biểu diễn: năm nguyên tử hiđro, bảy nguyên tử kali, sáu nguyên tử lưu huỳnh.

Bài 6. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử lưu huỳnh. Tính khối lượng nguyên tử X viết KHHH của X.

Bài 7. Nguyên tử X nặng bằng 1/ 2  nguyên tử Y và nguyên tử Y  nặng bằng 1,5 nguyên tử khối của Z.

  1. Tính nguyên tử khối của X.
  2. Viết KHHH của X và Y. Biết Z là nguyên tố oxi.

ĐÁP ÁN

DẠNG 1

Bài 1.

Vật thể Chất
a. máy bay Nhôm
b. lọ hoa Đất sét
c. dây dẫn Đồng, nhôm
d. thân cây Xenlulozơ

Bài 2. Đường và muối ăn có tính chất cơ bản

  • Giống nhau: thể rắn, tan được trong trong nước.
  • Khác nhau: đường có vị ngọt, muối có vị mặn.

Bài 3.

Chất tự nhiên Vật thể tự nhiên Chất nhân tạo Vật thể nhân tạo
Mủ cao su Cây cao su Nhựa P.V.C Ống nước
Tơ tằm Lúa gạo, củ sắn Tơ tổng hợp Áo, quần

Bài 4. Đáp án đúng D

Bài 5. Đáp án đúng A

Bài 6. Tên bốn vật dụng làm bằng:

  1. Sắt: dao, xe đạp, cửa sắt, đinh sắt.
  2. Gỗ: bàn gỗ, ghế gỗ, thước kẻ, cửa gỗ.
  3. Nhựa tổng hợp: ống nước, ca nhựa, mũ bảo hiểm, nồi cơm điện

Bài 7. Những chất khác nhau có thể có một số tính chất giống nhau, nhưng mỗi chất lại có những tính chất riêng mà chất khác không có. Nên có thể nói mỗi chất có tính chất nhất định.

VD: Muối ăn luôn có vị mặn, đường mía luôn có vị ngọt.

Bài 8. Khi nghiên cứu tính chất vật lý của một chất, ta biết được: màu, mùi, vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt . Còn khi chất này biến thành chất khác thì tính chất đó gọi là tính chất hóa họccủa một chất.

Bài 9. Nước biển và nước tự nhiên là hỗn hợp vì:

  • Trong nước biển và nước tự nhiên, ngoài nước còn có một số chất hòa tan.
  • Tinh thể muối ăn và nước cất là tính chất vì nó không lẫn lộn với chất khác.

Bài 10. Sự khác nhau và giống nhau của nước tinh khiết và nước khoáng là:

Giống: đều ở thể lỏng, không màu, có thể hòa tan thêm chất khác.

Khác:

  • Nước tinh khiết là chỉ có một chất, sôi ở 1000C, có khối lượng riêng là 1g/ ml.
  • Nước khoáng là hỗn hợp (ngoài nước còn có một số khoáng chất của Na, Ca, K…), nhiệt độ sôi và khối lượng riêng không cố định.

DẠNG 2

Bài 1. D đúng

Bài 2. a. A đúng; b. C đúng

Bài 3. C

Bài 4. Các từ cần điền lần lượt là

  1. Nguyên tử, proton, electron, khác dấu, nơtron.
  2. Electron, vỏ nguyên tử, proton, hạt nơtron.

Bài 5.

Sơ đồ (I) Sơ đồ (II) Sơ đồ (II)
Số proton 5 11 12
Số electron 5 11 12
Số lớp electron 2 3 3

Bài 6.

Sơ đồ (I) Sơ đồ (II) Sơ đồ (II)
Số điện tích proton 6+ 11+ 16+
Số điện tích electron 6- 11- 16-
Số lớp electron 2 3 3
Số electron lớp ngoài cùng 4 1 6

Thảo luận cho bài: Bài tập về chất – nguyên tử – nguyên tố hóa học