Bài tập tự luận di truyền quần thể

Bài tập tự luận di truyền quần thể

40 bài tập di truyền quần thể thường gặp trong đề thi Đại học – THPT Quốc gia

Phân dạng các dạng bài tập môn Sinh phần di truyền quần thể

DẠNG 1: BIẾT CẤU TRÚC DI TRUYỀN  CỦA QUẦN THỂ, XÁC ĐỊNH TẦN SỐ CÁC ALEN. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÓ Ở TRẠNG THÁI CÂN BẰNG KHÔNG?

Bài 1. Xác định tần số tương đối của các alen A, a cho biết cấu trúc di truyền của mỗi quần thể như sau:

Quần thể I:   0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa

Quần thể II:  0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

Bài 2.Thành phần di truyền của các quần thể như sau:

I :   0,25AA : 0,10Aa : 0,65aa

II :  0,30AA : 0Aa      : 0,7aa

III:  0AA      : 0,60Aa : 0,4aa

a. Các quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không ?

b. Khi sự ngẫu phối diễn ra thì cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo như thế nào? Có nhận xét gì về tần số tương đối của các alen trong 3 quần thể trên?

Bài tập tự luận di truyền quần thể

Bài tập tự luận di truyền quần thể

Bài 3.Cho ba quần thể ban đầu có kiểu gen là :

I :   0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

II :  0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa

III : 70%AA : 20%Aa : 10%aa

a. Quần thể nào có sự cân bằng về kiểu gen ?

b. Muốn quần thể chưa cân bằng di truyền đạt trạng thái cân bằng phải có điều kiện gi ? Lúc đó cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?

DẠNG 2: BIẾT TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

Bài 1. Tần số tương đối của alen A ở quần thể I là 0.1, ở quần thể II là 0.2.

a. Quần thể nào có tỉ lệ cá thể dị hợp cao hơn và cao hơn bao nhiêu % ?

b. Xác định cấu trúc di truyền của 2 quần thể đó. Cho biết 2 quần thể trên đều diễn ra sự ngẫu phối

Bài 2. Tần số tương đối của các alen M, N như sau:

Quần thể I: 0,54M; 0,46N

Quần thể II: 0,91M; 0,09N

Xác định tỉ lệ của các nhóm máu MM, MN, NN của 2 quần thể người nêu trên.

DẠNG 3: BIẾT TẦN SỐ KIỂU HÌNH CỦA QUẦN THỂ. XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN

Bài 1. Trong một đàn bò, số con có lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết rằng lông đỏ là trội hoàn toàn, quy định bởi alen A; lông khoang là tính lặn, quy định bởi alen a.

a. Hãy xác định tần số tương đối của alen a, alen A

b. Ước lượng tỉ lệ % số bò lông đỏ đồng hợp có trong quần thể đó.

Bài 2. Một quần thể lúa khi cân bằng di truyền có 20000 cây trong đó có 450 cây thân thấp. Biết A quy định cây cao, a quy định cây thấp. Xác định:

a. Tần số tương đối các alen? Cấu trúc di truyền của quần thể

b. Số lượng cây lúa có kiểu gen dị hợp tử?

Bài 3. Ở gà, cho biết các kiểu gen :

AA quy định lông đen, Aa quy định lông đốm (trắng đen), aa quy định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng.

1.Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên có ở trạng thái cân bằng không ?

2.Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào ?

3. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?

Bài 4. Cho quần thể : P : 135AA : 70Aa : 45aa .

a. Xác định tỉ lệ các kiểu gen (cấu trúc di truyền) của quần thể sau 4 thế hệ ngẫu phối

b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 4 thế hệ tự phối

DẠNG 4: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ PHỐI (NỘI PHỐI)

Bài 1.Cho 4 quần thể sau:

Quần thể I : 75%AA : 25% aa

Quần thể II: 75%Aa : 25%aa

Quần thể III: 1%AA : 64%Aa : 35%aa

Quần thể IV: 12AA : 21Aa : 27aa

1.Xác định cấu trúc di truyền của quần thể I, II sau 3 thế hệ tự phối.

2.Xác định cấu trúc di truyền của quần thể III, IV sau 4 thế hệ tự phối.

Thảo luận cho bài: Bài tập tự luận di truyền quần thể