Bài tập trọng tâm về phản ứng hóa học
Đừng lo lắng khi các bạn không biết xác định đâu là chất tham gia đâu là sản phẩm của phản ứng hóa học, cũng như không biết biểu diễn một phản ứng hóa học ra sao?
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Phương pháp lập phương trình hóa học (có bài tập vận dụng Cơ bản và nâng cao)
Hãy cùng nhau tìm hiểu xem phản ứng hóa học có thực sự khó không nhé!
BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. HƯƠNG GIẢI
– Trong phản ứng hóa học xác định:
- Tên chất tham gia (chất phản ứng).
- Tên chất tạo thành (sau phản ứng).
– Viết phương trình phản ứng theo các dạng thường gặp:
A + B → C + D
A + B → C
A → B + C
II. BÀI TẬP MẪU
Viết phương trình phản ứng từ các hiện tượng sau:
a. Thả một mảnh kẽm vào dung dịch axit clohiđric thấy sinh ra khí hiđro và muối kẽm clorua.
b. Đốt khí hiđro trong oxi thu được nước.
c. Nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic.
Hướng dẫn giải:
a. Kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + hiđro
b. Hiđro + oxi → nước.
c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Đốt cháy cacbon trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit. Viết phương trình bằng chữ của phản ứng trên.
Bài 2. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị rỉ biến thành oxit sắt từ. Hãy viết phương trình bằng chữ của hiện tượng trên.
Bài 3. Canxi cacbonat là phần chính của đá vôi.
a. Khi thả cục đá nhỏ này vào axit clohiđric thì thấy sủi bọt (khí cacbon đioxit) và tạo thành dung dịch nuối canxi clorua.
b. Nếu nung cục đá vôi trên ở nhiệt độ thích hợp thì cũng thấy tạo ra chất khí (cacbon đioxit) và chất bột màu trắng (canxi oxit)
Hãy viết phương trình chữ của các phản ứng trên.
Bài 4.
a. Hòa tan muối ăn vào nước tạo thành dung dịch nước muối.
b. Hòa tan vôi sống vào nước ta được dung dịch vôi tôi.
c. Thả đinh sắt vào dung dịch đồng sunfat tạo thành dung dịch muối sắt sunfat và giải phóng đồng tự do màu đỏ.
Hãy xác định đâu là hiện tượng hóa học. Hãy viết phương trình bằng chữ của các phản ứng đó.
Bài 5. Hãy đọc phương trình chữ sau:
a. Canxi cacbonat + axit clohiđric → Canxi clorua + khí cacbonic + nước.
b. Rượu etylic + oxi → cacbonic + nước
c. Nhôm hiđroxit → nhôm oxit + nước.
d. Hiđro + oxi → nước.
Bài 6. Khẳng định nào sau đây đúng?
Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa:
A. Số nguyên tử trong mỗi chất.
B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Số nguyên tố tạo ra chất.
D. Số phân tử của mỗi chất.
Bài 7. Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotphopentaoxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hóa học trên.
A. Photpho + điphotphopentaoxit khí oxi
B. Photpho khí oxi + điphotphopentaoxit
C. Photpho + khí oxi điphotphopentaoxit
Bài 8. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học. Hãy viết sơ đồ phản ứng hóa học của hiện tượng hóa học đó.
a. Đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh thu được hợp chất sắt(II)sunfua.
b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit.
d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
Bài 9. Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a. Hãy giải thích vì sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?
b. Ghi lại phương trình chữ phản ứng , biết rằng sản phẩm là khí cacbon đioxit
LỜI GIẢI
Bài 1. Cacbon + oxi → cacbon đioxit
Bài 2. Sắt + oxi → oxit sắt từ.
Bài 3.
a. canxi cacbonat + axit clohiđric → muối canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước
b. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit
Bài 4. b, c là hiện tượng hóa học.
Phương trình hóa học :
b. Canxi oxit + nước → vôi tôi
c. Sắt + đồng sunfat → sắt sunfat + đồng
Bài 5.
a. “Canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric tạo ra canxi clorua, khí cacbonic và nước”.
b. “Rượu etylic tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonic và nước”
c. “Nhôm hiđroxit phân hủy tạo thành nhôm oxit và nước”
d. “Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước”
Bài 6. Đáp án đúng là B.
Bài 7. Đáp án đúng là C.
Bài 8.
– Hiện tượng hóa học là a và c
– Sơ đồ phản ứng của hiện tượng là:
a. Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua.
c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit.
Bài 9. Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi (trong không khí). Dùng que lửa châm để làm tăng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thêm đủ oxi. Khi than bén chảy thì có phản ứng hóa học xảy ra.
Chú ý: than cần được đập nhỏ vừa, nếu quá nhỏ thì các mảnh than sẽ xếp khít lại với nhau làm hạn chế việc thông thoáng khí khiến than sẽ khó cháy.
b. Than + khí oxi cacbon đioxit + nhiệt lượng