II. Tổng kết văn học trung đại.
Thể loại | Tên văn bản | Thời gian | Tác giả | Những nét chính về nội dung và nghệ thuật. |
Truyện | 1. Con hổ có nghĩa | Nxb GD-1997 | Vũ Trinh | Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. |
2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng | Đầu thế kỷ XV | Hồ Nguyên Trừng | Ca ngợi phẩm chất cao qúy của vị thái y lệnh họ Phạm: tài chữa bệnh và lòng thương yêu con người, không sợ quyền uy. | |
3. Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) | Thế kỉ XVI | Nguyễn Dữ | Thông cảm với số phận oan nghiệp và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật. | |
4. Chuyện cũ trong phủ chúa (trích Vũ trung tuỳ bút) | Đầu thế kỉ XIX | Phạm Đình Hổ | Phê phán thói ăn chơi của vui chúa, quan lại qua lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. | |
5. Hoàng Lê Nhất thống trí (trích) | Đầu thế kỷ XIX | Ngô Gia Văn Phái | – Ca ngợi chiến công của Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân Thanh.– Nghệ thuật viết tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả. | |
Thơ | Sông núi nước Nam | 1077 | Lý Thường Kiệt | Tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng với giọng văn hào hùng. |
Phò giá về kinh | 1285 | Trần Quang Khải | Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình sẽ giữ cho đất nước vạn cổ. | |
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường | Cuối thế kỷ XIII | Trần Nhân Tông | Sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của một vùng quê yên tĩnh mà không đìu hiu. Nghệ thuật tả cảnh tinh tế. | |
Bài ca Côn Sơn | Trước 1442 | Nguyễn Trãi | Sự giao hòa giữa thiên nhiên với một tâm hồn nhạy cảm và nhân cách thanh cao. Nghệ thuật tả cảnh, so sánh đặc sắc | |
Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) | Đầu thế kỷ XVIII | Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch) | Nỗi sầu của người vợ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cách dùng điệp từ tài chính. | |
Bánh trôi nước | Thế kỷ XVIII | Hồ Xuân Hương | Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả hình ảnh so sánh ẩn dụ. | |
Qua đèo ngang | Thế kỷ XIX | Bà Huyện Thanh Quan | Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về Đèo Ngang và một tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật. | |
Bạn đến chơi nhà | Cuối XVIII đầu XIX | Nguyễn Khuyến | Tình cảm bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một hình ảnh thơ giản dị, linh hoạt. | |
Truyện thơ | Truyện Kiều (trích)
– Chị em Thuý Kiều – Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Đầu thế kỉ XIX | Nguyễn Du | – Cách miêu tả vẻ đẹp và tài hoa của chị em Thuý Kiều– Cảnh đẹp ngày xuân cổ điển, trong sáng.
– Tâm trạng và nỗi nhớ của Thúy Kiều với lối dùng điệp từ.
|
– Mã Giám Sinh mua Kiều– Thuý Kiều báo ân báo oán | – Phê phán, vạch trần bản chất Mã Giám Sinh và nói lên nỗi nhớ của nàng Kiều.– Kiều báo ân báo oán với giấc mơ thực hiện công lí qua đoạn trích kết hợp miêu tả với bình luận. | |||
– Truyện Lục Vân Tiên (trích)– Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Giữa thế kỷ XIX | Nguyễn Đình Chiểu | – Vẻ đẹp của sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng qua giọng văn và cách biểu cảm của tác giả.– Nỗi khổ của người anh hùng gặp nạn và bản chất của bọn vô nhân đạo. | |
Nghị luận | Chiếu dời đô | 1010 | Lý Công Uẩn | Lí do dời đô và nguyện vọng giữa nước muôn đời bền vững và phồn thịnh lập luận chặt chẽ. |
Hịch tướng sĩ | Trước 1285 | Trần Quốc Tuấn | Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đói với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ , luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. | |
Nước đại Việt ta (trích Bình Ngộ đại cáo) | 1428 | Nguyễn Trãi | Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. | |
Bàn luận phép học | 1791 | Nguyễn Thiệp | Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ thuyết phục. |