I. Tổng kết văn học dân gian.
Thể loại | Định nghĩa | Các văn bản được học |
Truyện | – Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật về sự kiện và nhân vật lịch sử đựơc kể. | – Con Rồng cháu Tiên
– Bánh chưng, bánh giầy – Thánh gióng – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – Sự tích Hồ Gươm |
Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch, là động vật có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niêm tin chiến thắng…) | – Sọ Dừa
– Thạch Sanh – Em bé thông minh |
|
– Ngụ ngôn: Mượn chuỵên về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng gió, kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó. | – Ếch ngồi đáy giếng
– Thầy bói xem voi – Đeo nhạc cho mèo – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
|
– Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. | – Treo biển
– Lợn cưới, áo cưới |
|
Ca dao – Dân ca | Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. | – Những câu hát về tình cảm gia đình.
– Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. – Những câu hát than – Những câu hát châm biếm |
Tục ngữ | Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ về lời ăn tiếng nói hàng ngày. | – Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
– Tục ngữ về con người và xã hội |
Sân khấu (chèo) | Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ | – Quan Âm Thị Kính |