Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân

Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân

Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:

Tình huống truyện Những đứa con trong gia đình

5.1. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
  5.1.1. Xác định tình huống
Sau khi lướt qua các tình tiết chính của truyện này, ta dễ dàng thấy rằng hạt nhân của truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ.

Và đó chính là cái “tình thế nảy ra truyện”, cái tình huống của câu chuyện: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân

Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân

5.1.2. Phân tích tình huống truyện
-Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người:
+Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. “Lũ ranh” ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là “chồng vợ hài”. Còn đám người lớn thì ngớ ra “không tin được dù đó là sự thật”. Khi đã rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”.
+Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi – không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng “u”).
+Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng “tây ngây” giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng “hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ”.
-Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ:
+ Tràng – một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng “nhặt” được vợ, mà lại là vợ theo không.
+ Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ – giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người.
+ Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối
thiểu nhất của một đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng).
-Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách:
+Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con.
+Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có
vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai.
+Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm vợ, chị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự.

  5.1.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
-Tố cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn hạ thấp giá trị con người.
-Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Thảo luận cho bài: Tình huống truyện Vợ nhặt- Kim Lân