Thao tác lập luận bác bỏ
Mời các bạn tham khảo thêm:
I.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
1.Khái niệm “lập luận bác bỏ”
–Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận
Lập luận bác bỏ: là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
2.Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ
-Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, thiếu khoa học của một ý kiến, quan điểm nào đó; đồng thời bày tỏ và bênh vực ý kiến đúng đắn.
Tác dụng: là thao tác quan trọng giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục; là thao tác rất cần thiết trong cuộc sống.
3.Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
– Khi bác bỏ ý kiến người khác cần:
+Phát hiện những sai lầm của họ
+Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin.
+Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực; phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
II.Cách bác bỏ
Các cách bác bỏ
-Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách:
+Nêu tác hại
+Chỉ ra nguyên nhân
+Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của chúng.
Luyện tập
-Bài tập 1- trang 24 SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản
-Bài tập 2- trang 26 SGK Ngữ Văn 11, tập 2, ban cơ bản
Bài tập 1a.
1.Luận điểm bị bác bỏ là: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
2.Bác bỏ bằng cách: Tác giả Đinh Gia Trinh đã phân tích những luận điểm sai lệch, thiếu chính xác, không có căn cứ khoa học của Nguyễn Bách Khoa.
Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:
Luận cứ 1: Về di bút của Nguyễn Du
Luận cứ 2: Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du
Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả?
–Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
–Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du
Bài tập 1b.
1.Luận điểm bị bác bỏ là: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.
2.Bác bỏ bằng cách: Tác giả đã:
+Chỉ ra nguyên nhân do “sự bất tài của con người”
à Luận cứ được đưa ra để bác bỏ
– Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
+Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của “đồng bào”
Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:
-Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.
-Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
-Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự.
Bài tập 1c.
1.Luận điểm bị bác bỏ là: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
2.Bác bỏ bằng cách: Tác giả đã: Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó
3.Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:
-Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
-Có 3 luận chứng tiếp theo chứng minh cho luận cứ (SGK trang 26)