Hướng dẫn tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
a.
- – Sự việc khởi đầu là (1).
- – Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)
- – Sự việc cao trào là (6)
- – Sự việc kết thúc là (7)
b. Sáu yếu tố đó là :
(1) Các sự việc bắt đầu do Hùng Vương, Mị Nương nhưng chủ yếu là do Sơn Tinh, Thủy Tinh.
(2) Ở thành Phong Châu, ở sông và núi…
(3) Thời gian : thời vua Hùng thứ 18.
(4) Nguyên nhân: vua Hùng kén rể.
(5) Diễn biến xem (2) (3) (4) (5) ở câu a.
(6) Kết quả:
- Thủy TInh thất bại.
- Hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
- Bị thua nên rút lui.
– Không thể xóa bỏ yếu tố (2) và 3), vì nó là bối cảnh cho các sự việc và nhân vật hoạt động.
– Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là để thi tài và chiến thắng Thủy Tinh.
– Nếu bỏ chi tiết vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự « thiên vị » của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
– Thủy Tinh giận rất có lí vì cơn ghen, vì tự ái, cay cú thua cuộc.
– Nhân vật phụ là (1) và (2). Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chính hoạt động. Nó không nhất thiết phải có. Có lúc, ta có thể bỏ được nhân vật phụ. c. Nhân vật được kể :
– Được đặt tên như (1) (2) (3) (4) ở mục a.
– Được giới thiệu lai lịch tính tình, tài năng. Ví dụ Sơn Tinh người vùng núi Tản Viên, có tài lạ, không nao núng trước Thủy TInh hung dữ.
– Nhân vật được kể qua việc làm (Sơn Tinh bốc đồi, dời núi), ý nghĩa lời nói (vua phán : – Hai chàng đều vừa ý ta…)
– Ta có thể hình dung dáng điệu của Thủy Tinh hung hãn, của Sơn Tinh điềm tĩnh.
– Nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được kể chủ yếu thông qua hành động.
II. Luyện tập
Câu 1. Những việc của nhân vật.
- Vua Hùng kén rể, chọn các Lạc hầu bàn bạc và ra lời phán.
- Mị Nương theo Sơn Tinh về núi.
- Sơn Tinh vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.
- Thủy Tinh gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Quyết định phần chính yếu của câu truyện.
- Nói lên thái độ người kể.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt.
– Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
b. Người kể thiện cảm với Sơn Tinh và vua Hùng bởi :
- Vua rất yêu thương con gái, muốn chọn người chồng xứng đáng.
- Vua cùng với các Lạc hầu bàn bạc ra điều kiện nhưng thực ra là chọn Sơn Tinh.
- Sơn Tinh như vị phúc thần chống lại thế lực của thần nước – một tai họa mà mọi người rất muốn diệt trừ.
Sơn Tinh thắng Thủy TInh
- Lần 1: đem được sính lễ đến trước, lấy Mị Nương.
- Lần 2: đánh Thủy Tinh thắng lợi sau khi lấy Mị Nương.
- Những lần sau, năm nào cũng có giống lần
2. Ý nghĩa của việc này thể hiện mối thiện cảm đồng tình của người kể với Sơn Tinh.
- Không thể cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì nó không thể hiện đúng thái độ của người kể; không đúng với diễn biến của câu chuyện.
- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy TInh hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh vì nó trùng với hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở sông Hồng. Mà theo người xưa giải thích là do thần Thủy Tinh đánh ghen, vì nhớ tới mối thù xưa.
Câu 2. Nhân vật trong văn tự sự.
a. Kể tên: (1) Hùng Vương mười tám (2) Mị Nương (3) Sơn Tinh (4) Thủy Tinh – Nhân vật chính là (3) (4)
– Hai nhân vật được nói đến nhiều nhất là (3) và (4).
b. Câu chuyện không thể đặt tên như vậy bởi nó chỉ phản ánh được từng phần câu chuyện. Nó phải là các việc của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Qua hai nhân vật này mà tạo nên ý nghĩa.
Câu 3. Dựa vào 6 yếu tố (SGK trang 37) em hãy kể câu chuyện. Có thể tham khảo truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.