Xúy vân giả dại
Thể loại Chèo là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc, sản phẩm của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Một chiếu chèo giữa sân đình với những diễn viên ban ngày xắn quần cày ruộng, đêm về trên chiếu chèo trở thành những Thị Mầu, Thị Kính, Xuý Vân, Trần Phương… như một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu ở nông thôn Bắc Bộ xưa.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Những xung đột nội tâm của Ra-ma khi gặp lại vợ
1. Một vài nét về chèo cổ:
+ Chèo cổ còn gọi là chèo truyền thống hay chèo sân đình là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc. Đây là sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh Bắc Bộ.
+ Nghệ thuật chèo là sự tổng hợp giữa kịch bản, lời hát, âm nhạc và vũ điệu.
+ Mỗi vở chèo thường có một vài cảnh đặc sắc gây ấn tượng khó quên.
+ Sân khấu biểu diễn chèo đơn giản, trước cửa đình người ta rải chiếu làm sân khấu, có sự hô ứng đặc biệt giữa diễn viên và khán giả.
+ Kịch bản chèo thường lấy từ truyện cổ. Diễn viên là những người lao động.
+ Kịch bản chèo thường lấy từ truyện cổ. Diễn viên là những người lao động.
2. Tóm tắt vở chèo Kim Nham:
a, Mối tình không chung lý tưởng:
Kim Nham một thư sinh thuộc tỉnh Nam Định. Chàng lên Hà Nội học hành chờ khoa thi. Được viên huyện tể đem con gái là Xuý Vân gả cho. Xuý Vân là cô gái đoan trang, thuỳ mị, đảm đang. Cô mơ ước có một gia đình chồng cày vợ cấy. Nhưng Kim
Nham lại theo lí tưởng của kẻ nho sinh học hành thi cử đỗ đạt làm quan ra lo đời theo thuyết “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Kim Nham cưới vợ xong lại ra Hà Nội “Dùi mài kinh sử”. Xuý Vân rất buồn trong cảnh đợi chờ mòn mỏi.
Nham lại theo lí tưởng của kẻ nho sinh học hành thi cử đỗ đạt làm quan ra lo đời theo thuyết “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Kim Nham cưới vợ xong lại ra Hà Nội “Dùi mài kinh sử”. Xuý Vân rất buồn trong cảnh đợi chờ mòn mỏi.
b. Cuộc đời đưa đẩy, Xuý Vân rơi vào số phận bi kịch:
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương – một kẻ giàu có ở huyện Đông Ngàn Xứ Kinh Bắc – xui Xuý Vân giả vờ điên dại để tìm cách thoát khỏi Kim Nham, hắn sẽ cưới làm vợ. Xuý Vân thật lòng yêu Trần Phương và cũng mong muốn cuộc sống hạnh phúc có vợ có chồng nên đã nghe theo. Kim Nham tìm mọi cách thuốc thang chữa bệnh cho Xuý Vân nhưng không khỏi, chàng đành phải làm giấy để Xuý Vân được tự do. Lúc này Trần Phương lộ nguyên hình là một gã Sở khanh trở mặt. Xuý Vân từ chỗ giả điên thành điên thật. Nàng đi xin ăn. Kim Nham đỗ đạt được làm quan, nhận ra vợ cũ đã sai người bỏ nén bạc vào nắm cơm đem cho. Nhục nhã và đau khổ, Xuý Vân đã nhảy xuống sông tự tử.
Tâm trạng của Xuý Vân.
– Tâm trạng tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang
– Tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham
– Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xuý Vân
– Sự bế tắc mất phương hướng và sự thể hiện những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn
Tình cảnh đáng thương của Xuý Vân.
– Cuộc hôn nhân của Xuý Vân với Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt vôi vàng, hoàn toàn không tình yêu. Nhưng ban đầu về làm dâu, cô rất chăm chỉ, đảm đang, khéo léo.
– Có ước mơ giản dị: có gia đình đầm ấm hạnh phúc:
Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.
Nhưng Kim Nham lại là người theo đuổi mộng công danh, đỗ đạt để làm quan
–> Bi kịch của Xuý Vân
– Gặp Trần Phương, tưởng gặp được tri kỷ, tìm được tình yêu, hạnh phúc, nhưng lại là một gã trăng gió, đã phụ tình Xuý Vân.
– Chết một cách đáng thương.
=> Tình trạng đau khổ, bế tắc, bi kịch của Xuý Vân có nguyên nhân từ xã hội:
+ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
+ Quan niệm tam tòng, không cho Xuý Vân tháo cũi sổ ***g, tự do yêu đương để được hưởng hạnh phúc.
=> Cảm thông cho Xuý Vân -> Cách nhìn người, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc.