Soạn bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ
Theo Nguyễn Trường Tộ, nội dung của luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp) của quốc gia.
Mời các em học sinh tham khảo thêm:
Con người trong Văn học Việt Nam Trung Đại
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) là một tri thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa.
Ông là người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Trường Tộ sớm được tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị, tập trung ở Tế cấp bát điều nhưng tiếc là không được chấp nhận.
2. Tác phẩm:
Tế cấp bát điều là bản điều trần thứ 27 của Nguyễn Trường Tộ. Bản điều trần thể hiện tài năng và tư tưởng tiến bộ của ông. Trong bản điều trần ông chỉ ra tám việc cần làm gấp để canh tân đất nước, thể hiện suy nghĩ sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng của tác giả.
Đoạn Xin lập khoa luật đã đưa ra những lí do rất xác đáng về việc mở khoa luật để dạy cho người việt Nam. Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Và cuối cunghfg kẳng định việc lập khoa luật đê dạy luật phsp cho nhân dân là cần thiết và đúng đắn.
* Thể loại: điều trần
- Thuộc loại văn nghị luận chính trị – xã hội trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
- Là VB mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề đạt lên cấp trên.
* Bố cục:
- Đoạn 1: Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.
- Đoạn 2: Mối quan hệ giữa luật pháp với văn chương nghệ thuật.
- Đoạn 3: Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Luật và vai trò, vị trí của luật đối với đời sống:
- Luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường.
- Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời phải có chính lệnh
-> mối quan hệ giữa luật với mọi người.
- “ Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước nước”-> đặt vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn.
- Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây: “phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc…”
-> luật ở phương tây nghiêm minh, công bằng, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp,
- Ông chủ trương vua quan đều phải có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội.
2. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo nho:
- Theo tác giả, Nho giáo truyền thống không tôn trọng luật pháp, chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, không làm hay làm không tốt cũng chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng phải công nhận điều này.
3. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức:
Quan hệ thống nhất:
- Giữ đúng luật là đạo đức, công bằng ở trong luật là đạo đức, đạo đức lớn nhất là “chí công vô tư”.
- Trái luật đồng nghĩa với trái đạo đức.
4. Nghệ thuật biện luận:
Cách lập luận của NTT vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ, văn ngắn gọn, kiệm lời, tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
III. TỔNG KẾT:
“Xin lập khoa luật” bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội xưa nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.