Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I.  ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. (Câu 2, Sgk tr 12)

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện

Trường hỢp ứng dụng

1

Con người quý hơn tiền bạc. Đề cao giá trị của con người. Yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người. Không để của cải che lấp con người Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm tới quyền con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tốt thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi…

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Giữ mình, tránh xa cám dỗ như: nghiện hút, trò chơi điện tử, đua đòi ăn diện bỏ bê học hành…

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp Khéo léo đúng mực trong nói năng, giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Muốn nên người thành đạt thì cần có các bậc thầy dạy dỗ. Trong sự học không thể thiếu thầy dạy. Phải tìm thầy giỏi mới có thành đạt. Không được quên công lao dạy dỗ của thầy -Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, thành công.

– Tôn trọng và biết ơn thầy bằng những việc làm cụ thể.

6 Học thầy không bằng học bạn. – Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học – Học hỏi bạn bè trong lớp, ở
tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.

– Bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm dạy học: trong dạy học vai trò dạy của thầy và tự học của trò đều quan trọng

những người có kiến thức hơn mình

– Tự học để nâng cao hiểu biết

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn. Đã gọi là tình thương thì không phân biệt người hay ta. Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha không nên sống ích kỉ Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoan nạn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Mọi thứ ta hưởng thụ đều do sức người khác làm ra, cần trân trọng, biết ơn người đi trước, người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả, không được phản bội quá khứ. Nói về phong trào Đền ơn đáp nghĩa. Nhận xét khi thấy một việc làm tốt thể hiện lòng biết ơn.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, chia rẽ không có việc gì thành công. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.
Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội

3.   (Câu 3*, Sgk Tr 13 tập 2)

  • Hai câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè.
  • Mới đọc ta cảm thấy hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học chỉ có học tập, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4.  Chứng minh và phân tích giá trị đặc điểm về nghệ thuật của tục ngữ:

*    Diễn đạt bằng so sánh:

Ví dụ:

  • Một mặt người bằng mười mặt của.
  • Học thầy không tày học bạn.
  • Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.

  • Trong câu thứ nhất, hai vế nối với nhau bằng từ so sánh “bằng”. Nội dung so sánh là người và của, giá trị là: Một mặt người / mười mặt của.
  • Trong câu thứ hai hai vế nối với nhau bằng từ so sánh “không tày”. Nội dung so sánh là thầy và bạn.
  • Trong câu thứ ba hai vế nối với nhau bằng từ so sánh “như thể Nội dung so sánh là tình thương với bản thân và với mọi người.

Cách sử dụng so sánh có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

*    Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.

Ví dụ:

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

–     Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – thành quả, người trồng cây – người có công giúp đỡ, sinh thành…

–     Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ hai một cây – một cá nhân, chỉ sự đơn lẻ, ba cây – chỉ số đông, sự đoàn kết.

–     Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

*    Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

  • Cái răng, cái tóc không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.
  • Đói, rách không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung; sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
  • Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

II. LUYỆN TẬP

Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học trong bài. Tham khảo các câu tục ngữ sau:

–     Đồng nghĩa:

  • Người sống hơn đống vàng.
  • Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.
  • Uống nước nhớ nguồn.
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

–     Trái nghĩa:

  • Của trọng hơn người.
  • Ăn cháo đá bát.
  • Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

Thảo luận cho bài: Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội