Hướng dẫn soạn bài từ mượn:
I. Từ thuần Việt và từ mượn Học sinh dựa vào từ điển tiếng Việt để giải thích :
1.
- Trượng.
- Tráng sĩ.
2. Các từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán.
3. Những từ tiếng Hán : sứ giả, điệu, giang sơn. Những từ mượn các ngôn ngữ khác : tivi, xà phòng, mít ting, ra-đi-ô, ga, Xô-viết, in-tơ-nét.
4. – Với các từ mượn từ đã Việt hóa chúng ta viết như từ thuần Việt.
– Với các từ mượn chưa Việt hóa (tiếng châu Âu) chúng ta nên dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng.
II. Nguyên tắc mượn từ. 1. Mượn từ để làm giàu tiếng Việt 2. Không nên mượn từ nước ngoài tùy tiện.
III. Luyện tập
Câu 1.
– Những từ mượn từ tiếng Hán.
+ Vô cùng ; tự hiên ; sính lễ.
+ Gia nhân.
+ Quyết định ; lãnh địa.
– Những từ mượn tiếng châu Âu : lốp, in-tơ-nét.
Câu 2. Hãy xác định nghĩa của các tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây.
a. – Giả : tiếng dùng để chỉ người hay vật, ở đây là người, kẻ.
– Khán : nhìn trông coi.
– Thính : nghe.
– Độc : đọc
b. – Yếu : quan trọng, cần gấp.
– Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm.
– Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu.
– Nhân : người.
Câu 3. Kể một số từ mượn :
a. Mét, ki-lô-mét, xen-ti-mét, ki-lô-gam, lít, đấu (thóc), tá (bút)…
b. Ghi đông, phuốc-tăng, đĩa xiđi…
Câu 4. – Đó là : phôn, fan, nốc ao.
– Dùng những từ này trong giao tiếp sinh hoạt với những bạn bè của mình.
Câu 5. Chép chính tả lưu ý các từ mượn.