Soạn bài tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Soạn bài tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Bài làm:

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

  • Nguyễn An Ninh (1900 – 1943)
  • Ông là một nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX
  • Sự nghiệp của ông gắn liền với những bài diễn thuyết và bài báo phản đối chính quyền thực dân Pháp. Vì thế cho nên ông trở thành một cái gai trong mắt bọn chúng
  • Vì hoạt động cách mạng cho nên ông đã bị bọn thực dan Pháp bắt lại nhiều lần,
  • Cuối cùng ông mất tại Côn Đảo
  • Ông là chủ báo của nhiều tờ báo như: tiếng chuông rè, khế ước xã hội, và soạn tuồng hai bà trưng

->    Ông là người có tư tưởng tiến bộ và một lòng vì nước vì dân
2.    Tác phẩm

  • Được in trong tờ báo tiếng chuông rè năm 1925 với bút danh là Nguyễn Tịnh
  • Thể loại: văn chính luận
  • Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: phê phán những người thiếu hiểu biết mà từ bỏ tiếng mẹ đẻ
– Phần 2: tiếng me đẻ là nguồn giải phóng dân tộc khỏi áp bức
– Phần 3: quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài

II.    Tìm hiểu chi tiết

1.    Phê phán những người thích khoe khoang không hiểu biết mà từ bỏ tiếng mẹ đẻ

a.    Những thói học đòi của những người từ bỏ tiếng mẹ đẻ (học đòi tây hóa)

  • Những người này thích nói tiếng Tây “dù chỉ bập bẹ ba thứ tiếng”
  • Họ coi việc sử dụng tiếng Pháp là thể hiện tầng lớp quý tộc
  • Biểu trưng cho nền văn minh Châu Âu
  • Thế nhưng đó chỉ là những cái tầm thường của Châu Âu vậy mà cũng nghĩ rằng đó là văn minh chính vì vậy nên bị Tây hóa mà không biết
  • Mà một khi đã bị Tây hóa thì tức là coi nó như là tiếng mẹ đẻ của mình, coi nó là nền văn minh của mình thì thuộc công dân nước Pháp chứ không phải nước Việt

->    Có thể nói nhà văn đã phê phán một cách rõ ràng những đối tượng thích học đòi làm sang, thích khoe khoang nhưng trong tận trong suy nghĩ không ý thức được rằng việc nói tiếng nước xâm lược lại chính là chấp nhận làm nô lệ cho nước đó. Vậy là chúng đã đồng hóa ta thành công mà không mất một chút công sức nào. Điều đó quá thâm tệ và không thể chấp nhận được hợp pháp ?

tieng me de nguon giai phong dan toc bi ap buc
2.    Vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc giải phóng dân tộc

  • Trích dẫn câu nói hàm xúc mà tác giả đã viết rằng : “ tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các tiếng dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các nước bị thống trị”
  • Không những thế tiếng mẹ đẻ còn là tiếng để ta phổ biến những tri thức cho dân tộc ta, vì ngàn đời này ta vẫn dùng thứ tiếng nói ấy và chỉ có những người cùng dân tộc với ta mới hiểu được thứ tiếng ấy. Vì thế cho nên tiếng dân tộc có vai trò rất quan trọng
  • Vứt bỏ tiếng mẹ đẻ chính là khước từ sự hi vọng giải phóng giống nòi

->    Tóm lại tiếng mẹ đẻ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Có tiếng mẹ đẻ mới có những tri thức, vất bỏ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với việc đồng tình làm nô lệ cho Pháp

  •  Tác giả không chỉ nói không trên lí thuyết mà còn có căn cứ xác thực, tiếng việt không nghèo nàn

– Từ sinh hoạt và khẩu ngữ tiếng việt rất thông dụng và phong phú
– Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du
– Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt
– Tác giả còn đưa ra nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ sao cho cách diễn đạt phù hợp đạt hiệu quả cao
3.    Mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ nước ta và ngôn ngữ nước ngoài

  • Học tiếng nước ngoài không sai nếu như chúng ta biết hết hiểu hết tiếng mẹ đẻ của mình, tránh trường hợp tiếng nước mình thì chưa xong đã học tiếng nước khác thì chẳng khác nào coi tiếng nước mình là phụ cả
  • Sự cần thiết cần phải biết một thứ tiếng nước ngoài không nhất thiết là từ bỏ tiếng mẹ đẻ

->    Học và biết cách sử dụng tiếng nước ngoài có thể làm giàu cho tiếng nước mình
III.    Tổng kết

  • Có thể nói đây là một bài chính luận hết sức có giá trị. Nó vừa mang tính chất đương thời lại vừa mang tính thời sự. Nó gửi đến một bức thống điệp rằng hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những không được bão hòa

Thảo luận cho bài: Soạn bài tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức