Soạn bài Sự tích Hồ Gươm ( Truyền thuyết)

I. Mục tiêu cần đạt:

– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa – Giải thích tên gọi hồ Gươm- Hồ Hoàn Kiếm – nói lên ước vọng của nhân dân ta.
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Kể lại câu chuyện.
Đầu thế kỉ 15, giặc Minh cướp nước ta, giết người cướp của vô cùng tàn bạo, nhân dân ta căm giận chúng đến bầm gan tím ruột. Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn, miền Tây Thanh Hóa. Thế giặc mạnh lắm, nghĩa quân trải qua muôn vàn khó khăn…
Thuở ấy Lê Thận làm nghề đánh cá có chí lớn. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng, lúc kéo lưới lên chỉ có một vật nặng mắc vào, chàng nhặt lên vứt ngay xuống sông. Lần thứ hai, rồi lần thứ ba, Thận di chuyển đến khúc sông khác. Kì lạ thay, vật lạ ấy vẫn mắc vào lưới. Thận cầm lên xem, rồi reo lên: “Ha ha! Một lưỡi gươm!” sau đó, Lê Thận gia nhập nghĩa quân, chiến đấu rất dũng cảm. Một hôm Lê Lợi cùng bộ tướng đến nhà Thận. Họ ngạc nhiên nhìn thấy một vật sáng rực trong xó nhà. Lê Lợi cầm lên xem và nhìn kĩ thấy 2 chữ: “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm.
Giặc Minh lại kéo đến càn quét Lam Sơn, Lê Lợi và tướng sĩ rút lui vào rừng sâu. Trong lúc nguy kịch, Lê Lợi nhìn thấy trên ngọn cây có một vật sáng rất lạ. Giữa đêm tôi ông trèo lên cây và lấy được chuôi gươm nạm ngọc! Ba ngày sau, Lê Lợi lại đến nhà Lê Thận. Ngạc nhiên và sung sướng biết bao, khi tra gươm vào chuôi thì vừa khít. Lê Thận nâng gươm báu lên ngang đầu và kính cẩn nói với Lê Lợi:
“Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo mình công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”
Từ đó, nghĩa quân lớn mạnh, đánh đâu thắng đấy. Với lưỡi gươm thần, Lê Lợi chỉ huy ba quân xốc tới. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt. Lũ tướng tá Thiên triều bạt vía kinh hồn. Đông Đô được giải phóng, đất nước ta được độc lập, thanh bình. Lê Lợi lên làm vua.
Một năm sau dẹp tan giặc Minh, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng nhô đầu khỏi mặt nước và cất tiếng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua nâng gươm lên, Rùa Vàng đớp lấy gươm thần rồi lặn sâu xuống nước. Một lúc sau đáy hồ xanh vẫn sáng le lói.
Từ đó về sau, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, dân gian gọi là Hồ Gươm.
II. Tìm hiểu truyện.
1.Bố cục truyện. 
a. Mở đầu truyện: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b.Thân truyện: Việc bắt được gươm và Lê Lợi dùng gươm thần cùng nghĩa quân đánh giặc.
c. Kết truyện: .Giải thích cách gọi tên hồ.
2. Tìm hiểu chi tiết truyện. 
a. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm 
* Nguyên nhân: Giặc Minh bạo ngược-Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, thế lực non yếu,nhiều lần bị thua.
* Cách cho mượn gươm:
– Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới nước – Lê Lợi nhật chuôi gươm trên rừng.
=> Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa như in
# Ý nghĩa: 
-Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ miền xuôi đến miền ngược, từ rừng núi đến biển đồng lòng nhất trí đánh giặc ngoại xâm.
*Tác dụng của gươm thần: 
– Sức mạnh của nghĩa quân tăng lên.
– Gươm thần tung hoành mở đường cho quân ta đánh tangiặc Minh.
b. Lê Lợi trả gươm: 
– Chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình,
– Lê Lợi lên làm vua cần xây dựng lại cuộc sống ấm no.
– Cảnh đòi gươm và trả gươm kì ảo , thiêng liêng và tuyệt đẹp.
c. Ý nghĩa truyện: 
– Giải thích tên hồ
-Ca ngợi tính chất Toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam

Thảo luận cho bài: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm ( Truyền thuyết)