Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt

Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt

Đặng Thai Mai

Soạn bài câu đặc biệt

I.  ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1.   Bố cục bài văn – Ý chính mỗi đoạn

–     Bài văn có hai đoạn, mỗi đoạn có ý chính như sau:

  • Đoạn 1: “Người Việt Nam ngày nay… qua các thời kì lịch sử”. Nêu nhận định và giải thích tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
  • Đoạn 2: “Tiếng Việt, trong cấu tạo… sức sống của nó”: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có của tiếng Việt, đó cũng là sức sống của tiếng Việt.

2.   Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích”Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

  •  Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
  • Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

3.   Những chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đưa ra những chứng cứ đầy đủ và có sức thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt, cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
  • Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.
  • Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt

Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt

4.   Sự giàu và có khả năng phong phú của tiếng Việt

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt thể hiện ở ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Ngữ âm: giàu hình tượng ngữ âm, giàu thanh điệu (6 thanh).

  • Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
  • Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa,
  • Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
  • Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
  • Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.

Tác giả đã chứng minh đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt như thế nào? Bằng những chứng cứ gì?

  • Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.
  • Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển.

Ví dụ:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Để trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

5*. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn

  • Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
  • Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
  • Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.
  • Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

II.  LUYỆN TẬP

1.   Sưu tầm những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt

*    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Một tư tưởng có tính truyền thống

Từ xa xưa, bằng thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, ông cha ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói dân tộc. Nhân dân ta đã sáng tạo nên một kho tàng văn chương dân gian phong phú, là nơi tiếng Việt được rèn luyện, trau dồi, được chăm lo gìn giữ. Những thành tựu văn chương rực rỡ bằng chữ Nôm suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ thứ XIII đến hết thế kỉ XIX, là biểu hiện lòng yêu quý của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… đối với tiếng nói dân tộc. Những nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỉ thứ XX này, bằng sáng tác của mình, cũng đã góp phần khẳng định khả năng dồi dào và sự trong sáng của tiếng Việt.

Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Sử sách cho biết, năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Chủ trì biên soạn sách Dư địa chí (năm 1435), một công trình khoa học lớn thời ấy, Nguyễn Trãi chủ trương: người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà.

Cũng trên một lập trường như thế, ở thế kỉ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia, thay thế cho vai trò của tiếng Hán và chữ Hán.

Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn nửa thế kỉ nay, Đảng và Nhà nước ta mà tiêu biểu là những nhà lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đã có một sự quan tâm thường xuyên đối với những vấn đề của tiếng Việt. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tiếp tục được đặt ra, với tinh thần “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh)

(Tiếng Việt 11, Giáo dục, 1999. t.11-13)

*    Sáng nghĩa, trong lời

Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng, thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó, tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và,hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho cầu thơ, câu văn trong sáng.

Xuân Diệu

“Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ”

Văn học số 3, 1966.

*    Mỗi chữ phải là một hạt ngọc

… Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa Truyện Kiều mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy…

Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên” ở Truyện Kiều. Thông thường, ta hiểu’ “bén duyên’ có thể gần gũi với câu tục ngữ “lửa gần rơm lâu ngày củng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc đầu sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là tơ bén. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên ta” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học, và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khổ biết chừng nào!

Tô Hoài

“Tâm sự về một khía cạnh chữ nghĩa”

Văn nghệ số 148

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương)

(3)Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Thảo luận cho bài: Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt