Hướng dẫn Soạn bài so sánh :
I. So sánh là gì.
Câu 1. Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
a. Búp trên cành.
b. – Rừng đước dựng lên cao ngất.
– Hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2. – Trẻ em được so sánh với búp trên cành.
– Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
– Sở dĩ có thể so sánh được như vậy bởi vì giữa hai vế có những nét tương đồng. So sánh các sự vật sự việc với nhau như vậy là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. Sự so sánh ở đây không phải so sánh tu từ mà là so sánh luận lí, nó thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm.
II. Cấu tạo của phép so sánh.
Câu 1. Điền các ví dụ trên.
STT Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sanh
Từ so sánh Vế B (vật dụng dùng để so sánh) A Trẻ em (tươi non) Như Búp trên cành B Rừng đước Dựng lên cao ngất Như Hai dãy trường thành vô tận C Con mèo vằn Vào tranh To hơn cả Con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
Câu 2. Nêu thêm một số từ so sánh.
(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(2) Từ là: Gió thổi là chổi trời.
(3) Tựa thế : Miệng cười tựa thể hoa cau.
Câu 3. Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ.
a. Dùng dấu hai chấm ( :) để thay cho từ so sánh. b. Đảo vị trí của hai vế. Đáng lẽ viết: “Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng”.
III. Luyện tập
Câu 1. a. So sánh động loại.
– So sánh người với người Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. (Tố Hữu)
– So sánh vật với vật Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)
b. So sánh khác loại.
– So sánh vật với người. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trăng. (Đoàn Giỏi)
– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
+ Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao)
+ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
Câu 2. Viết tiếp:
– Voi – Than – Tuyết – Núi Câu
3. HS tự tìm.