Những ngôi sao xa xôi của Lê minh Khuê
Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Cuộc sống chiến đấu gian lao và nguy hiểm nhưng không làm họ tắt đi niềm yêu đời, yêu sống.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:
Giải nghĩa ” Thanh minh trong tiết tháng ba – Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
– Ba nữ thanh niên ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.Công việc của họ là khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom.
Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày. Thần chết luôn rình rập họ. Ban đêm thường thì họ được về hang làm những gì mà mình thích như hát, thêu thùa, ăn ngủ…Khi sắp có chiến dịch lớn họ ở trên cao điểm cả ban đêm.
– Một buổi trưa, Mĩ lại thả bom.Chị Thao và Nho đi đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, đánh dấu. Còn Định ở lại hang. Lần này, họ phải lấp hơn nghìn khối đất, phá bốn quả bom chậm. Định phá một quả trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái hầm ba- ri- e cũ.Và khi bom nổ, hầm bị sập,Nho đã bị thương. Họ về hang băng bó, chăm sóc cho Nho. Chị Thao hát. Rồi bất ngờ có mưa đá. Họ vui vẻ ngắm mưa.
2/ Nội dung:
– Truyện đã phản ánh và ca ngợi tinh thần dũng cảm,tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan của những nữ thanh niên xung phong nói riêng và thế hệ trẻ nước ta nói chung trong cuộc sống chiến đấu chống Mĩ nhiều gian khổ , hi sinh.
3/ ý nghia nhan đề
– Nhan đề văn bản vừa gợi đến con mắt nhìn xa xăm, mơ mộng của nhân vật Phương Định. Đôi mắt mà các anh lái xe bảo: ” Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ! “.Và đôi mắt ấy được nhân vật tả : ” Xa đến đâu mặc kệ…Nó dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng“.
– Là những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích mà Phương Định hay nghĩ tới
– Nhan đề cũng nhằm ngợi ca những vẻ đẹp sáng ngời của các nhân vật. Họ- những nữ thanh niên xung phong trên cao điểm là ” Những ngôi sao xa xôi”.
4/ Nghệ thuật:
– Chọn ngôi kể và người kể phù hợp
– Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực
– Ngôn ngữ giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có chất nữ tính.
5/ Ngôi kể và người kể chuyện:
– Ngôi kể thứ nhất
– Người kể chuyện là nhân vật chính trong văn bản.
->Phù hợp nội dung tác phẩm, thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật.
Con người nói đến trong văn bản: kể về ba nữ thanh niên xung phong sống và làm việc trên cao điểm ở hai không gian hiện thực: trên mặt đường và trong hang đá.
*Phân tích hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong*
. 1/ Hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong trên mặt đường cao điểm:
* Hoàn cảnh hiện thực:
– “Con đường bị đánh lở loét
– Thần chết lẩn trong những quả bom dưới chân
– Máy bay gầm thét, ầm ì
– Đất bốc khói, không khí bàng hoàng
– Nhiệt độ lên tới 300c
– Máy bay rít, bom nổ, cách hang chỉ 300m, đất dưới chân rung, khói lên và cửa hang bị che lấp
– Cao điểm thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và Định ngồi trong hang. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi
– Vắng lặng đến phát sợ
– Cây xơ xác,đất nóng, khói đen vật vờ”
-> Hình ảnh, từ ngữ đặc tả, nhiều câu văn ngắn …khắc họa hiện thực chiến tranh khốc liệt, đầy gian khổ hiểm nguy, đe dọa tinh thần tính mạng con người.
* Ba nữ thanh niên: Những cô gái thành phố, tuổi còn rất trẻ
– Công việc:
“+ Ngồi trong hang, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom.
+ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.
+ Một ngày phá bom đến năm lần, thành quen. Lần này họ phải lấp hơn nghìn khối đất, phá bốn quả bom.”