Soạn bài luyện nói

Hướng dẫn soạn bài luyện nói:

I. Mục đích yêu cầu

  • Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài.
  • Biết kể theo dàn bài. Trọng tâm : giúp học sinh kể chuyện về một sự việc đáng nhớ của bản thân. II. Tiến trình giảng dạy.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ :

  • Tự sự là gì ? Chủ đề ?
  • Dàn bài của tự sự ?

Tiến trình giảng dạy Phần ghi bảng

  • GV mời HS đọc 4 đề trong SGK trang 111.
  • HS chọn 1 ô trong 4 đề và tiến hành lập dàn ý.

– Căn cứ vào dàn bài, học sinh lên kể, GV và những học sinh trong lớp cùng nhận xét về bài kể của HS đó theo hai yêu cầu: Thứ nhất: nội dung bài kể theo thứ tự thời gian? Bài kể có nội dung sâu sắc và phong phú không? Thứ hai: nghệ thuật phong cách diễn đạt có trôi chảy, diễn ý có mạch lạc không?

– Mỗi nhóm HS kể:

  • HS nhận xét.
  • GV tổng kết, nhận xét, cho điểm. Đề bài: kể về một chuyến thăm quê. Dàn bài

A.     Mở bài: Lí do về quê, về với ai, nhân dịp nào?

B.      Thân bài: Chuẩn bị và lên đường về quê. Quang cảnh chung của quê hương. Những người được gặp đầu tiên ở trong làng. Gặp họ hàng, ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên. Gặp những người bạn xưa cùng tuổi. Dạo chơi quanh làng cùng bạn.

C.      Kết bài Chia tay, cảm xúc quê hương.

3.  Bài mới:

4. Củng cố:

  • Dàn bài văn tự sự gồm mấy phần?
  • Văn tự sự giới thiệu nhân vật như thế nào? – Văn tự sự kể việc ra sao?
  • Các câu trong đoạn văn được kết hợp như thế nào? Lưu ý: trong quá trình HS tập kể, GV chú ý theo dõi, sửa chữa những mặt sau:
  • Phát âm rõ ràng, dễ nghe.
  • Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai.
  • Sửa cách diễn đạt vụng về.
  • Biểu dương những diễn đạt hay, gọn và sáng.

Thảo luận cho bài: Soạn bài luyện nói