Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Đề bài:

Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn văn.

Quê hương hai tiếng vô vàn thân thương, quê hương như dòng sữa mẹ không bao giờ vơi cạn, như tấm lòng mẹ giản dị và bao la, hình ảnh quê hương với chiếc cầu tre, con đò nhỏ, với những rặng tre xanh tắm mình trong những làn gió thơm ngọt ngào… đã đi vào tiềm thức.

Bài làm:

I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

  • Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên
  • Ông sinh ra tại mảnh đất Hưng Yên
  • Năm 16 tuổi ông đỗ Hoàng Giáp
  • Ông làm quan to trong triều đến 82 tuổi thì qua đời
  • Ông từng được vua tin tưởng và cử đi sang đáp lễ nhà Nguyên
  • Ông làm quan đến chức thượng thư
  • Sự nghiệp ông để lại tập thơ giới hiên thi tập

2.    Tác phẩm
a.    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
b.    Bố cục: 2 phần

  • Phần 1: những hình ảnh đơn sơ thân thuộc của miền quê thể hiện nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
  • Phần 2” mong muốn trở về của tác giả

II.    Phân tích

1.    Nỗi nhớ quê hương tha thiết của nhà thơ

  • Hai câu thơ đầu nhà thơ liệt kê tất cả những hình ảnh về thôn quê vô cùng giản dị và mộc mạc nó mang một cái gì đó là cổ xưa:
  • Hình ảnh:
  • Nương dâu,
  • nong tằm
  • lúa, bông thơm
  • cua béo

->    đây là những hình ảnh rất thân quen và giản dị đối với những ai có tuổi thơ vùng quê. Những hình ảnh ấy xuất hiện trong đầu nhà thơ khiến cho nhà thơ nhớ về quê hương mình tha thiết,

–    trạng thái của những hình ảnh ấy:

  • nương tầm rụng lá
  • dâu đang chín
  • lúa thơm chín
  • cua béo ghê

->    đã tới thời gian thu hoạch những nông sản ấy. Mùa bội thu nữa lại đến khiến cho lòng nhà thơ càng da diết nhớ thương về những mùa nông sản mình đã trải qua

soan bai hung tro ve cua nguyen trung ngan

2.    Mong muốn quay trở về của nhà thơ
  • Sau hàng loạt những hình ảnh thôn quê gần gũi, thân thiết, mộc mạc thì nhà thơ thể hiện quan niệm của mình về nghèo và sang
  • Quê hương ấy nghèo thật với những nông sản mộc mạc giản dị kia nhưng nó lại thi vị và nên thơ lắm. Không những thế nó là nơi chôn rau cắt rốn nên dù có nghèo thì tuổi thơ cũng được in dấu những kỉ niệm trên vùng quê ấy
  • Vì thế cho nên dẫu ở đất khách quê người sang trọng giàu đẹp là mấy thì cũng không bằng về quê
->    Nhà thơ vẫn mong muốn về quê dù cho quê mình còn nghèo
III.    Tổng kết
  • Nội dung: tâm sự của nhà thơ về nỗi nhớ quê hương trân trọng quê hương dù đó là mảnh đất nghèo khó
  • Nghệ thuật: thể thơ ngắn gọn súc tích giảu ý nghĩa, hình ảnh giản dị mộc mạc mà nên thơ

Thảo luận cho bài: Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn