Soạn bài giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Hướng dẫn soạn bài giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

a. Muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm cho người khác thì em phải giao tiếp với người đó.

b. Muốn biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu điều mình định nói thì phải lập văn bản (bằng nói hay viết) có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng cách biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.

c. – Câu ca dao dùng để khuyên

  • Chủ đề : giữ chí kiên định
  • Đây là hai câu thơ lục bát chúng liên kết với nhau :
    • Về vần : bền và nền
    • Về ý : quan hệ nhượng bộ « Dù… nhưng »
  • Hai vế câu này đã diễn đạt trọn vẹn một ý.
  • Đây là một văn bản.

d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng là một văn bản bởi :

  • Có chủ đề : nói về khai giảng.
  • Có liên kết, bố cục rõ ràng mạch lạc.
  • Có cách diễn đạt phù hợp để học sinh, giáo viên và các đại biểu dễ nghe, dễ hiểu.

e. Với những tiêu chí của văn bản thì bức thư em viết cho bạn bè, người thân là một văn bản.

f.

  • Đều là những văn bản.
  • Có thể kể thêm : một cuốn tiểu thuyết, một nghị quyết, một biên bản nộp phạt vì vi phạm pháp luật, một đơn xin nghỉ học…

2. Bài tập : Theo 6 kiểu văn bản ở trang 16 thì.

  1. Tả lại những pha…
  2.  Giới thiệu quá trình
  3. Bác bỏ ý kiến…
  4. Xin phép sử dụng sân…            thuộc                  kiểu
  5. Bày tỏ lòng…
  6. Tường thuật diễn biến

II. Luyện tập

1.

  • a. Tự sự
  • b. Miêu tả
  • c. Nghị luận
  • d. Biểu cảm
  • e. Thuyết minh

2. Truyền thuyết « Con rồng, cháu Tiên » thuộc kiểu văn bản tự

Thảo luận cho bài: Soạn bài giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt