Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nam Cao
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
– Huy Cận là bút danh của Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ở Ân Phú – Vũ Quang – Hà Tĩnh. Ông là một cây bút nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập thơ : “ Lửa thiêng” ( 1940)
– Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, sau CM tháng Tám ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền CM, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt nam từ sau năm 1945
– Huy Cận mất năm 2005 tại Hà Nội.
2.Tác phẩm.
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hay của Huy Cận, bài thơ được viết vào giữa năm 1958 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu vào cuộc sống mới bao trùm cả đời sống xã hội và trở thành nguồn cảm hứng lớn của thi ca. Nhiều nhà thơ đi đến vùng đất xa xôi nơi đang dấy lên phong trào sản xuất xây dựng đất nước. Giữa năm 1958 Huy Cận có chuyến đi thâm nhập thực tế dài ngày về vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước về lao động và niềm vui trước cuốc sống mới. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ được ra đời vào thời gian này và in trong tập “ TRỜI MỖI NGÀY LẠI SÁNG” 1958.
3. Bố cục.
Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá
– Hai khổ đầu : Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
– Bốn khổ tiếp : Cảnh đánh cá trên biển giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
– Khổ cuối : cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
(Có thể tìm hiểu bài thơ theo bố cục hoặc theo hệ thống hình ảnh thiên nhiên,con người đọc cả bài thơ.)
* Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hòa với nhau: Cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết câu và hệ thống hình ảnh của bài thơ.
+ Về kết cấu: Thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn cho đến bình minh và cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về.
– Không gian của bài thơ là không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, sóng, gió, trăng, sao …cũng là không gian của cảnh lao động.
+ Về hệ thống hình ảnh:
– Nhiều hình ảnh thơ đã gắn liền với công việc lao động của con người, với nhịp sống của thiên nhiên đất trời :”Câu hát căng buồm với gió khơi” “Thuyền ta lái gió với buồm trăng. Lướt giữa mây cao với biển bằng”, ” gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận