Đề bài: Soạn bài đô x tôi ép xki của Xtê-phan Xvai-gơ
Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Xtê-phan Xvai-gơ (1881 – 1942)
– Ông là một nhà văn người Áo gốc Do Thái
– Những sợi dây đàn bằng bạc là tác phẩm thơ đầu tiên năm 1901, đánh dấu cho sự khởi đầu cho sự nghiệp văn học của ông
– Ông là người thích đi đây đi đó cho nên cả cuộc đời ông từng đi chi du sơn thủy nhiều nơi. Và trong những chuyến đi ấy ông tham gia vào các tổ chức văn học để chống lại chiến tranh
– Sau những năm tháng đi khắp nơi ông đến Mỹ và cho ra đời tập hồi kí thế giới ngày hôm qua rồi cùng vợ qua Bra-xin
– Ông là một người nghệ sĩ đa tài bởi ông không đơn thuần chỉ là một nhà thơ hơn thế nữa ông còn làm thơ, viết kịch và đặc biệt thành công trong việc viết lại chân dung những nhà văn nổi tiếng như Đôn xtoi ep- xki, Ban –dắc…
2. Tác phẩm
– Tác phẩm có tên đầy đủ là Phê-đo Mi-Khai-lovich Đô-xtoi ep-xki. Nhân vật này chính là một nhà văn người Nga cả đời thanh khiết đấu tranh vì chính nghĩ. Chính vì thế mà ông chống lại chế độ Nga hoàng nên bị kết án tử hình sau giảm còn án chung thân. Trong suốt thời gian dài ông phải sống trong cảnh nghèo đói nợ nần, bệnh tật. Cuộc sống đối ông thật là cùng cực bế tắc hay nói đúng hơn đó chính là bi kịch. Tuy nhiên cả đời ông tôn thờ một tư tưởng đó chính là tự do và dân chủ. Chính vì vậy hai yếu tố ấy luôn luôn xuất hiện trong những bài văn của ông. Tác phẩm của ông thì không chịu cảnh tù đày như ông mà nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến văn xuôi hiện đại thế kỉ XX. Cảm phục trước một bậc tiền bối cha ông chỉ là một nhà văn cầm bút nhưng lại biết cầm bút để đánh vào những thối nát của xã hội nhà văn Xvai-gơ đã dành ngòi bút của mình để viết về ông
– Thể loại: thuộc thể loại chân dung văn học, tác giả xen kẽ những điều có thật về cuộc đời của nhà văn với những đánh giá suy nghĩ của mình. Tác giả không ngại bộc lộ cảm xúc của mình khi vẽ lên chân dung nhà văn lớn ấy. Có nghĩa là bài văn này mang đậm cảm xúc chủ quan của tác giả
– Chân dung văn học là một thể loại đứng giữa tiểu sử-tiểu thuyết-phê bình văn học
– Bố cục: 3 đoạn
• Đoạn 1: từ đầu đến hàng thế kỉ dằn vặt: Đoạn nói lên nỗi khổ về vật chất và tinh thần cùng sự vượt lên của nhà văn
• Đoạn 2: tiếp đến người bị hành khổ này: Đoạn văn nói lên vinh quang và cay đắng trong cuộc đời nhà văn nổi tiếng
• Đoạn 3: còn lại : cái chết của ông và sự thương xót yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc đời đầy đau khổ của một nhà văn nổi tiếng Đô-xtoi-ep-xki
– Hai thời điểm quan trọng được gọi là đối lập trong cuộc sống của Đô-xtoi-ep-xki:
• Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong, sống động với cảnh tượng bần cùng: tờ sét cuối cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ.
-> có thể nói đó chính là thời gian khổ cực nhất của nhà văn. Cảnh tương thiếu thốn về vật chất để trở thành một kẻ sống lưu vong. Tất cả nợ nần đổ ập hết lên đầu nhà văn
• Thời điểm thứ hai: đó là khi ông trở về Tổ Quốc trong tiếng hò reo của mọi người. Đó là “một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh” cuối cùng của cuộc đời ông. Và sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình nhà văn trút hơi thở cuối cùng.
– Những nét mâu thuẫn trong chính con người nhà văn và sự vượt lên của nhà văn
• Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối: ở đây là mâu thuẫn giữa con người ông và hoàn cảnh. Ông có một cơ thể yếu đuối song cái tình cảm trong ông lại bao la dạt dào không giới hạn. Cơ thể thì yếu đuối mang cơn bệnh thần kinh nhưng trái tim ấy phải tìm đến những cơ hội thấp hèn, bị giày vò vì hoàn cảnh
• Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài lại tự cứu vãn bản thân bằng lao động. Thế nhưng tinh thần thép ấy đạt đến vinh quang vẫn không thể thoát khỏi đau khổ. Tuy nhiên ta cũng phải ghi nhận một điều rằng nhà văn quả là một người có ý chí
• Không những thế ông còn bị lưu đày rồi trở thành xứ giả của xứ sở mình. con người đầy mâu thuẫn và cô đơn mang lại cho đất nước một sự hòa giải và kiềm chế một lần
2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhà văn
– Nghệ thuật tương phản: những khó khăn gian khổ tương phản đối lập với những khát khao và tình thương trong con người nhà văn. Hai cái đó mâu thuẫn tương phản nhau để làm rõ một con người. Đó là một nhà văn có một trái tim vĩ đại vượt qua mọi hoàn cảnh trông gai
– Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh: Xvai-Gơ tập trung vào khắc họa chân dung của nhà văn lớn qua sứ mệnh và vai trò. Nhà văn Đô-xtoi-ep-xki được mô tả từ một người khốn khổ bị chà đạp thành một người tiên thánh siêu phàm
III. Tổng kết
– Bài viết này đã góp phần làm cho ta thấy được giá trị của thơ ca lớn như thế nào. Đồng thời cũng thấy được sự tài hoa trong lập luận của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Xvai-gơ đã tập trung miêu tả một nhà văn lớn bằng những gì cao cả nhất. hoàn cảnh càng phũ phàng bao nhiêu thì con người càng tỏa sáng bấy nhiêu.