Soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Hướng dẫn soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:

 

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

1. Đọc để trả lời.

2. Câu hỏi

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

– Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

– Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh.

d. Xem phần Ghi nhớ trang 45.

II. Luyện tập

1. Chuyện Phần thưởng.

a. Chủ đề của truyện này nhằm :

– Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân. – Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát. + Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

+ Câu văn thể hiện việc này là : Xin bể hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…

b. Mở bài : « Một người nông dân (…) nhà vua »

– Kết bài : « Nhà vua bật cười, (…) nghìn rúp » – Thân bài : phần giữa.

c. – Hai truyện đều có 3 phần bố cục.

– Khác nhau về chủ đề.

+ Ca ngợi y đức, lòng thương người của Tuệ Tĩnh.

+ Biểu dương người nông dân.

+ Chế giễu lũ quan lại.

d. Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn. Đó là điểm thú vị. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin « sự ban ơn » oái ăm như vậy để trừng trị hắn.

2. Hai truyện có cách :

– Mở bài đã giới thiệu rõ câu chuện sắp xảy ra.

+ (…) Muốn kén chọn cho con một người chồng…

+ (…) Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

– Kết bài đã kết thúc câu chuyện.

+ Thần Nước (…) không thắng nổi Thần Núi (…) đành rút quân về.

+ Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên Hồ Hươm (…)

Thảo luận cho bài: Soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự