Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Quang Dũng.
Bài làm :
Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Ngoài làm thơ, ông còn có thể viết văn xuôi, vẽ tranh, soạn nhạc. Cho nên khi đọc thơ Quang Dũng, độc giả như được thưởng thức một thứ nghệ thuật tổng hợp “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào nửa năm 1948, khi Quang Dũng rời xa đơn vị cũ đoàn quân Tây Tiến chưa lâu, khi mà những kỉ niệm năm tháng chiến đấu không thể nào quên, vẫn còn bồi hồi trong nỗi nhớ. Bài thơ ca ngợi vẽ đẹp bi tán và ý tưởng cao đẹp của người vệ quốc quân vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Sẵn sàng xả thân cho độc lập tự do.
Đặc sắc hơn là ở khổ 3, khổ thơ bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mỹ lệ . Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến : “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Mở đầu khổ thơ, tác giả miêu tả ngoại hình và khắc họa thế giới tâm hồn người chiến sĩ :
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Những người lính Tây Tiến mang một ngoại hình rất kì lạ : đầu không mọc tóc, da xanh như màu lá, và mắt “trừng” cho thấy sự kì dị khác thường, dữ dằn. Trên thực tế, lính Tây Tiến là nạn nhân bi thảm của hoàn cảnh. Căn bệnh sốt rét rừng đã hoành hành dữ dội khiến cho người chiến sĩ “chết trận thì ít, chết vì bệnh tật thì nhiều hơn” (theo Trần Lê Văn).
Thơ ca kháng chiến đã từng ghi lại những hình ảnh thật cảm động về sự tiều tị của người chiến sĩ vì sự hoành hành của bệnh sốt rét : “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh … Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” – Chính Hữu và “Giọt mồi hôi rơi trên má anh vàng nghệ, anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế” – Tố Hữu.
Nhưng dưới ngòi bút lãng mạng của Quang Dũng, các chiến sĩ Tây Tiến không còn là nạn nhân mà trở nên thật chủ động, ngạo nghễ : đầu không mmocj tóc, da xanh xao để thích nghi với hoàn cảnh chiến đấu. Nhà thơ Vũ Quần Phương có nhận xét : Quang Dũng miêu tả lính Tây Tiến ốm mà không yếu. Đầu không mọc tóc không phải là hình ảnh gây cười, hay nói chính xác hơn là cười mà xót xa, mà không cầm được nước mắt, bởi răng với tóc là gốc con người, ai cũng muốn chăm sóc cho vé đẹp ngoại hình của mình. Từ việc Hà thành ra đi chiến đấu khi mái tóc hãy còn xanh, da còn hồng hào. Vậy mà giờ đây … họ đã chấp nhận hi sinh mái tóc xanh – tuổi thanh xuân của mình để góp phần làm nên mùa xuân vĩnh viễn của Tổ quốc. Thật đáng trân trọng và xót xa biết bao nhiêu cho các chiến sĩ thân thương.
Nhưng đằng sau những nét ngoại hình có phần khác thường ấy lại là một thế giới tâm hồn rất đỗi bình thường với đầy mơ và mộng :
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Những câu thơ này có thời đã từng bị phê phán nặng nề, bị gán cho màu sắc tiểu tư sản, không có lợi cho cách mạng, điều này có lẽ quá bất công với Quang Dũng. Tại sao lại cấm những người chiến sĩ xuất thân từ thành thị sống với những tâm tình riêng của mình, trong khi những người lính xuất thân từ nông thôn thì được phép nhớ giếng nước, nhớ gốc đa, nhớ người thân. Vấn đề là nỗi nhớ ấy coa ảnh hưởng đến ý chí và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ hay không, hay họ vẫn đang hiên ngang chấp tay súng tiêu diệt kẻ thù.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng “đảo ngữ” “Tây Tiến đoàn binh” cho thấy giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Và nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa ngoại hình, mâu thuẩn tâm hồn cùng với việc sử dụng cường điệu phóng đại.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong khổ thơ 2, tác giả ca ngợi ý tưởng cao đẹp và sự hi sinh cao cả của người chiến sĩ Tây Tiến. Bằng giọng thơ bi tráng đang xen nhau, gợi lên liên tưởng đến tư thế người chiến sĩ trên bước đường hành quân : cứ mỗi lần sắp gục ngả, họ lại vùng đứng lên và vươn tới bằng một nghị lực phi thường. Có sự xuất hiện của nhiều từ Hán Việt như biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành để trang trọng hóa hình ảnh người chiến sĩ :
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
“Áo bào thay chiếu” thực tế là chiếu thay áo bào, đây là cách nói trang trọng. “Về đất” là cách nói giảm để vơi bớt đau thương. Dù hôm nay chưa có bảng vàng, bia đá để ghi tạc công ơn nhưng trong tình cảm của người ở lại, các anh được tôn vinh như những người anh hùng dân tộc, được xứng đáng tiễn đưa trang trọng nhất. Đâu phải ra đi, đất mẹ đã mở rộng vòng tay đón các anh về để hòa vào hồn thiêng sông núi “Làm nên đất nước muôn đời.” Và sông Mã oai hùng qua biện pháp nhân hóa đã trỏ thành một sinh thể biết đớn đau, như thay cho cả dân tộc kịp tấu lên những âm thanh bi tráng, để tiễn đưa những anh hùng dân tộc.
Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, góp phần khắc họa bức tượng đài bi tráng của người vệ quốc quân vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đoạn thơ thể hiện rõ nét độc đáo, đặc sắc của phong cách thơ Quang Dũng : tài hoa, lãng mạng, đầy sáng tạo tỏng ngôn ngữ. Năm tháng qua đi, chiến tranh đã lùi xa nhưng “Tây Tiến” vẫn còn mãi đó để gợi nhăc về một thời lịch sử chiến đấu đầy khổ nhục mà vĩ đại về những năm tháng không thể nào quên – không được phép quên.