Ôn tập Văn nghị luận xã hội -NL tư tưởng, đạo lí

Ôn tập Văn nghị luận xã hội -NL tư tưởng, đạo lí

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài:

Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam

I. Khái niệm
–       Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
–       Gồm có hai dạng:
+         Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+         Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:
+         Lí tưởng (lẽ sống)
+         Cách sống
+         Hoạt động sống
+      Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
2. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp
–       Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp
Ví dụ:
+        Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.
+         Đề 2: Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:Sự tự tin của con người trong cuộc sống.
–       Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạng đề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…
Ví dụ:
+         Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
+         Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau:
“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
3. Kĩ năng làm văn nghị luận.
a. Phân tích đề
–       Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.
–       Xác định ba yêu cầu:
+         Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+        Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+         Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
b. Lập dàn ý
–       Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
–       Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
–       Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
+       Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+       Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
+       Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Ôn tập Văn nghị luận xã hội -NL tư tưởng, đạo lí

Ôn tập Văn nghị luận xã hội -NL tư tưởng, đạo lí

c. Tiến hành viết bài văn
d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
4. Một số đề bài và cách giải
Đề 1
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
Ý 1. Giải thích
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
Ý 2. Phân tích, Chứng minh
–       Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
–       Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
–       Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, các nhân vật trong các tác phẩm văn học…)
Ý 3. Bình luận
–       Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
–       Ý kiến riêng của cá nhân về ý nghĩa của câu nói (Thí sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần lô gich và có sức thuyết phục).
Đề 2
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ
–       Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
–       Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
=> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
* Ý 2Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
–       Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi hỏng…Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
–       Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
–       Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ
–       Bài học tư tưởng:
+         Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
+       Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
–       Bài học hành động: (Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Đề 3
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban-dắc:Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích ý kiến
–       Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực vànăng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
–           Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”
*Ý 2Phân tích, Chứng minh ý kiến
–       Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
–       Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực
–       Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể)
*Ý 3. Bình luận ý kiến
–       Bài học tư tưởng:
+         Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống.
+       Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên.
+         Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
–       Bài học hành động: liên hệ bản thân (Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Đề 4
Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ mà thôi”.
Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích
Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng xử độ lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
*Ý 2Phân tích, Chứng minh
–       Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người sống gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa)
–       Song lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.
*Ý 3. Bình luận
–       Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi.
–       Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần bị lên án.
–       Mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức để có sự hiểu biết phong phú, biết sống vị tha, bao dung hơn. Tích cực thực hành và bồi đắp lẽ sống khoan dung, sự lượng thứ từ những việc nhỏ xung quanh mình, với những người thân của mình;tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội.

Thảo luận cho bài: Ôn tập Văn nghị luận xã hội -NL tư tưởng, đạo lí