Ôn tập Văn 12: Việt Bắc – Tố Hữu
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Ôn tập Văn 12: Kính gửi cụ Nguyễn Du
44/- Quá Trình Sáng tác Của TỐ HỮU Từ 1937 – 1978 Trở Về Sau
– 1937 – 1946 tập Từ Ay -> tiếng hát say mê lý tưởng của thanh niên sẵn sàng vì lý tưởng với tinh thần lạc quan. Từ Ay có 3 phần: máu lửa, xiềng xích, giải phóng
– 1947 – 1954 tập Việt Bắc -> phản ánh hình ảnh cuộc kháng chiến với những con người kháng chiến
– 1955 – 1961 tập Gió Lộng -> niềm vui phơi phới trước csống mới no ấm
– 1962 – 1971 tập Ra Trận, 1972 – 1977 Máu & Hoa -> cả nước chống Mĩ, ca ngợi hình ảnh cuộc kháng chiến trường kì, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân 2 miền
– 1978 trở về sau 1 Tiếng Đàn.
45/- Tại Sao Nói Thơ TỐ HỮU Là Thơ Trữ Tình Chính Trị
– Bản thân ông là nhà thơ, nhà chính trị, một chiến sĩ cách mạng, nêm cảm hứng sác tác đều được khơi nguồn từ những sự kiện chính trị (Mùa xuân 1968, Việt Bắc. . .)
– Thơ ông nói chuyện chính trị bằng lời lẽ, giọng điệu ngọt ngào của tình mẹ con, tình anh em, tình yêu lứa đôi
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Vì thế mà TH diễn đạt chuyện chính trị ngọt ngào gần gũi với nhân dân.
46/– Phong Cách Nghệ Thuật TỐ HỮU
– Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị nên lý tưởng cộng sản và những vấn đề chính trị là cảm hứng sáng tác
– Thơ Tố Hữu là thơ lãng mạn chủ nghĩa gắn liền với khuynh hướng sử thi
– Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
+ Thể thơ lục bát
+ Vận dụng vốn ca dao, dân ca
+ Hình ảnh trong thơ gần gũi với đời sống và chiến đấu của nhân dân như: áo chàm, rừng cọ . . .
47/- Những Yếu Tố Góp Phần Hình Thành Tài Năng TỐ HỮU
– Quê hương Thừa Thiên Huế giàu truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, trang nghiêm cổ kín thơ mộng ảnh hưởng đến hồn thơ của Tố Hữu
– Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, Cha yêu thơ thích sưu tầm ca dao tục ngữ -> hình thành sở trường làm thơ của Tố Hữu, Mẹ là nhà nho thuộc nhiều ca dao dân ca đã ảnh hưởng đến tâm hồn thi sĩ, thơ Tố Hữu mang âm hưởng ca dao
– Bản thân ông là một người yêu thơ, có năng khiếu có tâm hồn thi sĩ, có lý tưởng, sớm giác ngộ cách mạng
– Thời sống Mặt trận Đông Dương phát triển mạnh ở Huế -> nhạy cảm
48/- Tại Sao Nói Thơ Tố Hữu Đậm Đà Tính Dân Tộc
– TH sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát. . .) có sự sáng tạo, linh hoạt
– Về ngôn ngữ TH sử dụng những lối so sánh, phép chuyển nghĩa gần gũi với nhân dân, sử dụng vốn ca dao dân ca phong phú và quen thuộc với nhân dân
– Hình ảnh trong thơ gần gũi với đời sống và chiến đấu của nhân dân như: áo chàm, rừng cọ . . .
– Đặc biệt ở nhạc điệu mang âm hưởng thơ ca Huế, phong phú về vần, phối âm điệu nhịp nhàng, sử dụng từ láy mang cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.
49/- Hoàn cảnh sang tác bài “Việt Bắc” – Tố Hữu
Tháng 5/ 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, 1 trang sử mới của đất nước, 1 giai đoạn mới của cm được mở ra. Tháng 10/ 1954 cán bộ cách mạng cơ quan trung ương của Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Trong buổi chia tay lưu luyến bịn rịn đã tạo cảm xúc cho Tố Hữu sáng tác “Việt Bắc”. Bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ vẻ vang của cm ở chiến khu “Việt Bắc”. Nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người
50/- Chủ đề “Việt Bắc” – Tố Hữu
Bài thơ với âm hưởng ngọt ngào của vốn ca dao dân ca đậm đà bản sắc dân tộc. Tố Hữu đã ghi nhận độc đáo những kỷ niệm ở chiến khu Việt Bắc, từ đó ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng với những con người anh hùng.
Ôn tập Văn 12: Việt Bắc – Tố Hữu