Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )

Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )

Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệụ:

Tóm tắt: Số phận con người

1/- Cuộc Đời Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)

– Sinh ngày 19/ 05/ 1890

– Xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước

+ Cha: Nguyễn Sinh Sắc

+ Mẹ: Hoàng Thị Loan

– Quê hương: Làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – có truyền thống văn hóa và yêu nước

– Thuở nhỏ tên NSC – đi dạy NTT – hoạt động cách mạng là NAQ – về nước 1942 tên là HCM

– Những mốc quan trọng trong cuộc đời

+ 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước tại bến nhà Rồng

+ 1/ 1919 Người đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vecxay (Pháp)

+ 1920 Người dự đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

+ 1925 Người thành lập nhiều tổ chức cách mạng như: Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông

+ 3/ 2/ 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) Người là chủ tọa thành lập Đảng cộng sản VN

+ 2/ 1941 Người về nước hoạt động và thành lập mặt trận Việt Minh (Bắc Pó- Cao Bằng)

+ 8/ 1942 Người bị Tưởng Giới Thạch bắt giam

+ 1943 Người được trả tự do

+ 2/ 9/ 1945 HCM đọc bản TNĐL tại Quảng trường Ba Đình

+ Sau cuộc tổng tiển cử đầu tiên  (6/ 1/ 1946) Người được bầu làm chủ tịch nước

– Có 1 cuộc đời hết sức nhất quán

+ Yêu nước, thương dân

+ Trung thành tuyệt đối với lợi ích của người cùng khổ

+ Tinh thần thép, ý chí nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, chấp nhận hy sinh  lợi ích cá nhân

+ Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý thức học tập

Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )

Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )

2/- Quan Điểm Sáng Tác Của Hồ Chí Minh

– Sáng tác phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

– Sinh thời Người  là nhà thơ nhưng không nhận mình là nhà thơ mà chỉ nhận mình là bạn của nghệ thuật, chính tâm hồn nhạy cảm, vẻ đẹp thiên nhiên môi trường sống và hoạt động cách mạng đã tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị

– Người cầm bút chính là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa vì vậy nên xác định được vai trò trách nhiệm của mình “Thiên gia thi”

– Trong sáng tác Người thường chú ý đến đối tượng tiếp nhận để sáng tác có hiệu quả

– Văn chương phải chân thật mang tính dân tộc tính nhân dân được nhân dân yêu thích

3/- Phong Cách Nghệ Thuật Của Hồ Chí Minh

– Bác là Người mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong sáng tác của Người có sự hài hòa giữa văn chương nghệ thuật và tư tưởng, giữa chính trị và văn chương, giữa truyền thống và hiện đại

– Hồ Chí Minh là tác giả có phong cách cá nhân là người đầu tiên sử dụng thành công thể văn chính luận hiện đại: Tuyên ngôn độc lập

+ Thơ: Có sự hài hòa giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại, có hiệu quả chiến đấu

+ Chuyện ký: Đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại cách mạng, có nhiều sáng tạo

+ Văn chính luận: Thể hiện quá trình tư duy sắc sảo, lý luận gắn liền thực tiển có tính chiến đấu cao

4/- Hoàn cảnh sáng tác “Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc

Vi Hành là truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo nhân đạo cơ quan Đảng cộng sản Pháp số ra ngày 19/ 02/ 1923 đúng vào dịp Vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Macxay (Pháp)

5/- Ý Nghĩa Nhan Đề “Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc

– Vi Hành nguyên văn tiếng Pháp là Incognito là hành động cải trang, dấu mặt đổi tên. Đây là hành động của các vị quan tốt thâm nhập vào thực tế cuộc sống nhân dân với những chính sách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân tốt đẹp hơn

– Vi Hành cũng là dấu mặt, đổi tên, cải trang nhưng để vụ lợi cá nhân, bỉ ổi

-> Vi Hành trong tác phẩn là dùng để vạch trần bản chất lạc hậu, ăn chơi xa xỉ, bù nhìn, bán nước, làm nhục quốc thể của vua Khải Định trong những ngày sống trên đất Pháp

6/- Mục Đích Sáng Tác “Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc

– Vạch trần bản chất lạc hậu, bù nhìn, bán nước, ăn chơi xa xỉ, làm nhục quốc thể của vua quan phong kiến Việt Nam điển hình là vua Khải Định

– Vạch trần bản chất bịp bọm, mị dân của thực dân Pháp

– Kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân thế giới

7/-Hoàn cảnh sáng tác “Nhật Ký Trong Tù” – Hồ Chí Minh

“Nhật Ký Trong Tù” là tập nhật ký bằng thơ viết bằng chữ Hán được sáng tác khi Người bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Quảng Châu – Trung Quốc) từ  tháng 8/ 1942 đến tháng 9/ 1943 khi Người sang Trung Quốc liên hệ với các nước đồng minh chống Phát Xít ở Đông Dương

8/- Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề “Tâm Tư Trong Tù” – TỐ HỮU

– HCST: Năm 1939 Pháp trở lại xâm lược đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương, cuối tháng tư năm ấy Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng Sản. “Tâm Tư Trong Tù” được viết trong những ngày đầu nhà thơ bị giam nhà lao Xà Lim số 1 Thừa Thiên Huế. Bài thơ mở đầu cho phần thơ tù, phần “xiềng xích” trong tập Từ ấy.

– CĐ: Bài thơ là tấm lòng yêu đời yêu cuộc sống, khao khát tự do khao khát chiến đấu vì lý tưởng trên tinh thần lạc quan cách mạng trong chốn lao tù của Tố Hữu.

Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )

Thảo luận cho bài: Ôn tập Văn 12: Nguyễn Ái Quốc ( Hồ Chí Minh )