Ôn tập Văn 12: Hemingway và nguyên lý tảng băng trôi
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Ôn tập Văn 12: Mikhain Sô Lô Khốp và Số phận con người
– Là tác giả người Mỹ
– Sinh trưởng trong 1 gia đình khá giã tại 1 thành phố nhỏ Chicagô
– Là nhà văn hiện thực của Mỹ
– 18 tuổi làm phóng viên
– Đại chiến thứ nhất bùng nổ ông nhập ngũ chiến đấu ở Ý, ông bị thương nặng và trở về Mỹ được đón tiếp như 1 anh hùng, nhưng ông cảm thấy không hòa nhập cuộc sống thời bình, ông bất mãn với XH văn minh Mỹ, bất mãn với chiến tranh qua tác phẩm: “Trong thời đại của chúng ta” hay “Giã từ vũ khí”
– 1937 làm phóng viên trên mặt trận Tây Ban Nha, dựng phim viết kịch để chống Phát Xít
– Đại chiến thứ 2 ông trở lại chiến trường
– Phần > ông sống ở nước ngoài chủ yếu là CuBa
– Sáng CN 7/ 1961 ông tự sát vì cảm thấy không đủ sức “Viết 1 áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
– Sự nghiệp
+ Là người đề sướng nguyên lý “Tảng băng trôi”
+ Đề tài: lên án chiến tranh, ca ngợi lao động, con người, viết về mặt trái của XH văn minh Mỹ
+ Những tác phẩm: tiểu thuyết ông già và biển cả, chuông ngyện hồn ai, giã từ vũ khí, trong thời đại của chúng ta …
+ Sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, dựng phim
+ Đạt giải Politde (1953) và giải Nôben (1954)
Ôn tập Văn 12: Hemingway và nguyên lý tảng băng trôi
88/- Tóm Tắt “Ông Gìa Và Biển Cả”
Lão Xanchiagô làm nghề đánh cá ở vùng nhiệt lưu đã 84 ngày không bắt được con mồi nào, cậu bé bạn chày của ông cũng bị cấm theo “Lão già xúi quẩy này”
Một hôm lão ra khơi 1 mình vùng “Giếng lớn” lão thả câu và phát hiện một con mồi mắc câu, con mồi kéo thuyền lão phăng phăng ra biển, lão biết con cá rất lớn, đó chính là một con cá kiếm, con cá mà lão từng mơ ước, lão đã chiến đấu với con cá kiếm, lão dùng hết tàn lực để dùng xỉa đâm vào mang con cá kiếm (lão bị nó quẫy mạnh khiến ngã vập cả mặt, máu chảy đầy má, hai bàn tay lão tê bại). Sau cơn vật lộn mệt nhọc lão đã mơ về đất liền, đấu bóng, chọi gà. Con cá trước khi chết nó phô bày hết tầm vóc khổng lồ và vẻ đẹp của mình, 1 con cá kiếm màu trắng bạc
Trên đường trở vào bờ lão phải chiến đấu với đàn cá mập (lão giật cái tay lái ra khổi ổ lái, cứ thế mà quật mà băm, cầm cả 2 tay bổ xuống liên hồi kì trận), một cuộc chiến vô vọng xảy ra lão đã kiệt sức (lão cảm thấy có mùi tanh đồng trong miệng). Cuối cùng lão vào bờ với với con thuyền nhẹ tên và 1 con cá kiếm chỉ còn là 1 bộ xương không, lão biết mình đã that bại và lão nghĩ về nguyên nhân thất bại là do lão đã đi quá xa. Lão nghĩ đến đại dương bao la với những người bạn lẫn kẻ thù. Quá nửa đêm lão lên bờ với 1 tinh thần mệt mỏi, sáng hôm sau lão được thằng bé và những người bạn chày chăm sóc.
89/- Thế Nào Là Nguyên Lý “ Tảng Băng Trôi ” ? Chi Tiết Nào Cho Thấy Rõ Nguyên Lý Trên.
– Nguyên lý tảng băng trôi là phương pháp sáng tác dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (7 phần chìm, 1 phần nổi) tức là nội dung tư tưởng tác phẩm chỉ trực tiếp đề cặp phản ánh 1 phần còn 7 phần còn lại người đọc tự tìm hiểu, suy luận thông qua hình tượng nghệ thuật mà tác giả đã gợi ra
– Trong đoạn trích “ Đương Đầu Với Đàn Cá Dữ” không có từ ngữ nào trực tiếp ca ngợi lão Xanchiagô mà chỉ là cuộc chiến không cân sức (giữa lão và đàn cá mập) và độc thoại nội tâm đã giúp ta thấy được vẻ đẹp tuyệt vời của con người cụ thể là lão Xanchiagô: ý chí kiên cường, sức chịu đựng bền bĩ, gắn bó với thiên nhiên, bảo vệ thành quả lao động, vươn lên trong cuộc sống. Đó chính là nguyên lý tảng băng trôi.