A. MỤC TIÊU:
– Củng cố kiến thức ôn tập truyện dân gian, kiến thức về thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Định nghĩa các thể loại. Kể tên các văn bản.
2. Đặc điểm các thể loại
Truyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười | |
ND | Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ | Kể về cuộc đời số phận một số nhân vật quen thuộc | Kể chuyện loài vật, đồ vật, hoặc chính con người. | Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống |
NT | Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhưng có cốt lõi là sự thật lịch sử. | Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo | Có ý nghĩa ẩn dụ ngụ ý | Có yếu tố gây cười |
Mục đích | Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân | Thể hiện ước mơ, niềm tin | Nêu bài học khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. | Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biến những thói hư tật xấu. |
3. So sánh truyền thuyết và cổ tích
* Giống:
– Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
– Đều có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
* Khác nhau:
Truyền thuyết | Cổ tích |
– Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử
– Thể hiện cách đánh giá. – Người kể, người nghe tin. |
– Kể về các nhân vật nhất định.
– Thể hiện quan niệm ước mơ. – Người kể người nghe không tin. |
4. So sánh ngụ ngôn và truyện cười
* Giống
– Thường gây cười
* Khác:
– Truyện cười: để mua vui, phê phán châm biếm.
– Ngụ ngôn: để khuyên nhủ, răn dạy một bài học.
III – LUYỆN TẬP
Bài 1: Chứng minh đặc điểm thể loại văn học dân gian
* Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”
– Nhân vật: Vua Hùng
– Sự kiện: lũ lụt và chống lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ.
– Thái độ: Ca ngợi công lao trị thuỷ của các vua Hùng.