Ôn tập phần văn học 12
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
Câu 1 & 2: Tham khảo sgk nhé các bạn
Câu 3: Hướng dẫn
– Nắm vững quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của HCM.
– Khi chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác của HCM với sự nghiệp văn học của Người cần lưu ý:
+ HCM coi văn học là một thứ vũ khí lợi hại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng:
- Viết cho ai?
- Viết để làm gì?
- Viết cái gì?
- Viết như thế nào?
+ Chính những điều đó tạo nên sự thống nhất cao độ, tính nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.
Câu 4: Mục đích và đối tượng của bản “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM?
– Mục đích:
+ Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc VN trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là một cuộc đấu tranh nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ,…
+ Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc VN.
– Đối tượng:
+ Quốc dân đồng bào.
+ Nhân dân thế giới.
+ Các nước thực dân, đế quốc.
Câu 5:
– Vì sao Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị?
+ TH là một thi sĩ – chiến sĩ, một kiểu mẫu nhà văn – chiến sĩ thời đại cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng.
+ Thơ TH chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước từ tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ. TH là nhà thơ của lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Những bài thơ hay nhất của ông thường có sự kết hợp cả ba phương diện: lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng.
– Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong thơ TH: Thơ TH mang đậm tính sử thi. Điều đó thể hiện ở những phương diện sau:
- Thơ TH tập trung thể hiện những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng, của cách mạng và dận tộc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng lịch sử – dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư.
- Con người trong thơ TH chủ yếu được nhìn nhận từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Nhân vật trữ tình trong thơ TH là những con người đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, cho khí phách của cả cộng đồng, của dân tộc. Nhiều nhân vật trữ tình trong thơ TH mang tầm vóc của lịch sử và thời đại như hình tượng anh giải phóng quân, mẹ Suốt,…
- Cái tôi trữ tình trong thơ TH, từ buổi đầu đến với cách mạng là cái tôi chiến sĩ, sau đó là cái tôi – công dân mang hình thức cái tôi trữ tình nhập vai. Từ cuối tập VB đến Gió Lộng, Ra trận, Máu và hoa,… cái tôi trữ tình trong thơ TH chủ yếu là cái tôi nhân danh dân tộc và cách mạng.
– Thơ TH cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng cách mạng. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của con người và cuộc sống mới, thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng cuat cách mạng, của đất nước, dẫu hiện tại còn nhiều khó khăn, hi sinh, gian khổ.
Câu 8:
a- Nét riêng của hình tượng người lính trong mỗi bài thơ?
– Trong bài thơ Tây Tiến:
+ Người lính TT phần lớn là hs, sinh viên được khắc hoạ chủ yếu bằng bút pháp lãng mạn: Họ hiện ra trong khung cảnh khác thường, kì vĩ, nổi bật những nét độc đáo phi thường.
+ Hình tượng người lính vừa đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, phảng phất nét truyền thống của người anh hùng.
– Trong bài thơ Đồng Chí:
+ Người lính được khắc hoạ chủ yếu bằng bút pháp hiện thực: hiện ra trong không gian, môi trường quen thuộc, gần gũi, cái chung được làm nổi bật qua những chi tiết chân thực, cụ thể.
+ Người lính xuất thân chủ yếu từ nông dân, gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, tình giai cấp> Tình cảm, suy nghĩ, tác phong sống giản dị. Họ vượt qua nhiều khó khăn gain khổ, thực sự là những con người bình thường mà vĩ đại.
b- Nét chung:
– Hình tượng người lính trong hai bài thơ đều là những chiến sĩ sẳn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì Tổ Quốc, xứng đáng là những anh hùng.
– Họ mang những vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca của văn học kháng chiến.
Câu 12: Qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” & “ Người lái đò sông đà” : thống nhất & khác biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
– Những điểm thống nhất:
+ Có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động vào giác quan nghệ sĩ.
+ Tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+ Ngòi bút tài hoa, uyên bác.
– Những điểm khác biệt: Phong cách nghệ thuật của nhà văn có thể biến đổi khi thế giới quan và tư tưởng của nhà văn thay đổi. Chữ người tử tù & Người lái đò sông Đà thể hiện rất rõ sự biến đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
+ Nếu trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ “ vang bóng một thời”, thì trong Người lái đò sông đà, nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện đại.
+ Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc tuyển. Còn trong Người lái đò sông đà, ông đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân. Caí đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông giờ đây là những thành tích của nhân dân trong lao động.
Ôn tập phần văn học 12