Ôn tập Đời Thừa- Nam Cao

Ôn tập Đời Thừa- Nam Cao
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
 I. GIỚI THIỆU CHUNG:
Nam Cao là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
– “Đời thừa” là tác phẩm tiêu biểu của ông, viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo trước CMT8.
II. NỘI DUNG CHÍNH: Chú ý các phương diện sau:
Tấn bi kịch của người trí thức trước CM tháng 8. Tấn bi kịch này chủ yếu được biểu hiện thông qua cuộc sống và những mâu thuẫn nội tâm của Hộ, nhân vật chính của tác phẩm.
2.1. Tấn bi kịch giữa ước mơ, khát vọng, lí tưởng với cuộc sống đời thường hằng ngày:
– Hộ là nhà văn có nhiều ước mơ, hoài bão về sự nghiệp văn học: Với tư cách là một nhà văn, Hộ luôn có hoài bão, mơ ước xây dựng được một sự nghiệp văn chương có giá trị. Đây chính là niềm say mê quên mình vì sự nghiệp, vì lí tưởng và khát vọng muốn khẳng định giá trị của mình trong đời sống.
Ôn tập Đời Thừa- Nam Cao

Ôn tập Đời Thừa- Nam Cao

– Sự đối lập giữa ước mơ, khát vọng vì sự nghiệp văn học với thực tế đời sống:
+ Hộ say mê văn chương, khao khát sống hết mình vì sự nghiệp văn chương. Hộ cũng ý thức rõ rằng nghệ thuật không phải là tất cả mà điều quan trọng là phải kiếm tiền.
+ Nhưng cũng vì tiền để lo cho vợ con, Hộ không thể viết một cách thận trọng, nghiêm chỉnh theo yêu cầu khe khắt của nghệ thuật chân chính, mà phải viết thật nhanh, thật nhiều, tức là buộc phải viết dễ dãi, cẩu thả. Đây là điều Hộ đau đớn và cay đắng => Tấn bi kịch tinh thần thứ nhất của Hộ
2.2. Tấn bi kịch của con người coi trách nhiệm và lòng thương yêu là lẽ sống nhưng lại sống tàn nhẫn và thô bạo, vô trách nhiệm: 
– Với tư cách là một con người, Hộ luôn ao ước được sống có trách nhiệm và đầy tình thương yêu đối với mọi người.
– Vì muốn thực hiện ước mơ trở thành nhà văn chân chính, đã có lúc Hộ muốn gạt phăng tất cả trách nhiệm, nhưng Hộ không thể bỏ mặc vợ con dù là để theo đuổi sự nghiệp văn chương chân chính. Và cũng chính điều này lại đẩy Hộ rơi vào một bi kịch tinh thần không lối thoát.
– Phải từ bỏ giấc mộng văn chương, Hộ trở nên u uất, đau đớn, dằn vặt. Người nghệ sĩ bất đắc chí đó tìm quên trong men rượu. Trong những cơn say, Hộ càng thấm thía nỗi cay đắng của mình và trút tất cả lên đầu vợ con, những người mà anh cứ tưởng là nguyên nhân làm nên bi kịch trong cuộc đời Hộ. 
– Sau những cơn say, Hộ hối hận, anh “khóc nức nở” và tự coi mình là “một thằng khốn nạn”. Và dù có hối hận thì cuộc đời vẫn cứ mãi quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát. => Đây là bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ.
* Hộ, con người sống với một hoài bão lớn, với một khát khao cháy bỏng trở thành một người có ích cho xã hội đã phải sống vô nghĩa như một con người thừa. Hộ, con người sống với nguyên tắc đề cao tình thương yêu và trách nhiệm lại phải chà đạp lên tình thương yêu và trách nhiệm. Chỉ nhìn rõ vào chế độ xã hội lúc bấy giờ mới có thể giải thích một cách đúng đắn và đầy đủ cho bi kịch của những người trí thức chân chính.
III. KẾT LUẬN : 
– Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
– Tác phẩm như một lời kêu gọi thống thiết cần phải xóa bỏ cái xã hội đã tạo điều kiện sản sinh ra những tấn bi bịch đó. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo tích cực, sâu sắc và là tầm vóc lớn lao của tác phẩm này.

Thảo luận cho bài: Ôn tập Đời Thừa- Nam Cao