SÓNG – Xuân Quỳnh
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
1. Phân tích đoạn thơ sau:
Cuộc đời tuy dài thế
…
Để ngàn năm còn vỗ.
– Đây là hai khổ kết của bài sóng.Trong hai khổ thơ này, Xuân Quỳnh thể hiện những cảm nhận rất tinh tế về sự chảy trôi của thời gian, cũng như những ước vọng mãnh liệt về sự bất tử của tình yêu.
– Khổ thơ trên nói lên hàng loạt những quy luật của tự nhiên: biển dẫu dài rộng vẫn có bờ, cuộc đời không vĩnh viễn,mây không thể ngừng trôi. Tất cả đều phải tuân theo những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.
– Nếu khổ thơ trên nói về cái hữu hạn thì khổ thơ dưới nhằm khẳng định cái vô cùng. Đời người là hữu hạn nhưng tình yêu có thể là vô cùng. Chính bởi vậy mà Xuân Quỳnh mới khao khát gửi mình vào hình tượng sóng để hóa thân vào biển lớn tình yêu. Để rồi, con người có thể mất đi nhưng tình yêu thì vĩnh hằng như biển kia ngàn năm còn vỗ. Câu thơ là khát vọng thực sự, khát vọng đầy nữ tính. Khát vọng của con người ý thức được sự giới hạn của cuộc đời và hơn nữa ý thức được giá trị của tình yêu.
2. Phân tích đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
…
Hướng về anh một phương.
3. Phân tích đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
…
Khi nào ta yêu nhau ?
4. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
a) Phân tích hình tượng sóng :
– Sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng bài thơ còn có một hình tượng nữa là em-cái tôi trữ tình của nhà thơ. “Em” và “Sóng” có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, có lúc hòa nhập, để tạo nên sự cộng hưởng.
– Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển liên tiếp vỗ bờ. Đó còn là nỗi lòng đang tràn ngập, đang khao khát tình yêu vô hạn, đang đồng điệu với sóng biển.
– Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.
+ Sóng có nhiều tình cảm, nhiều cung bậc
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
+ Sóng có khát vọng cảm thông và chia sẻ.
Sông không hiểu mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Sóng luôn nhớ bờ như em luôn nhớ anh
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngũ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
+ Sóng có khát vọng tình yêu vĩnh cửu
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Thì em muốn được như sóng
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Nhà thơ nói sóng là nói về em, về một tình yêu chân thành và nhiều khao khát của một trái tim yêu tha thiết.
b) Phát biểu cảm nhận của mình:
– Qua hình tượng sóng và cả bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình.
Người phụ nữ cũng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể” đến với cái cao rộng bao dung .Đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu.
– Tâm hồn phụ nữ giàu khao khát, không yên lặng. Đó là tâm hồn trong sáng thuỷ chung vô hạn.