Nỗi buồn của Thúy Kiều

Nỗi buồn của Thúy Kiều

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Nghị luận về Công cha, nghĩa mẹ

Đề bài: Cảm nhận và suy nghĩ của em về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám dòng cuối đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích (Truyện Kiều) .Từ đó có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

Bài làm:

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: “ Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy, nó trong suốt như dòng suối, dòng suối long lanh đáy nước in trời ….” Dòng suối ấy đã hòa tan và làm trong trẻo cả những điển tích, những từ Hán Việt xa lạ để biến nó thành thơ, thành nhac,  trong tiếng nói Việt Nam. Đặc biệt là đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích” của Nguyễn Du. Đoạn diễn tả trực tiếp tâm trạng, tình cảm sâu sắc, chân thực của Thúy Kiều.

Nỗi buồn của Thúy Kiều

Nỗi buồn của Thúy Kiều

a) Mở bài:

  • Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du giai đoạn truy ện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa vào truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, tác phẩm có ta1xc giá trị lớm về nội dung của như nghệ thuật.
  • Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc, sau kh biết mình bị lừa vào lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn.
  • Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều.

b) Thân bài:

  • Tâm trạng đau buồn của Thúy Kiều hiện lên qua bức tranh và cảnh vật ( 8 câu)

Buồn trông cửa bể chiều  hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?

Buồn trông  ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

– Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Thúy Kiều. Cảnh được quan sát từ xa đến gần.Về màu sắc thì được miêu tả từ màu nhạt đến đậm.về âm thanh thì tác giả lại miêu tả từ tĩnh đến động. Nỗi buồn thì tác giả mieu tả từ nỗi buồn man mác dần tăng lên nỗi lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và “Ầm ầm tiếng sóng  kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hải hùng , như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Nàng.

– Bằng hai câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? “ Hoa trôi man mác biết là về đâu?, tác giả đã làm nổi bật lên tâm trạng của Thúy Kiều lo sợ cô đơn lẻ loi. Kiều nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo mòn của mình.

  • Điệp từ “ Buồn trông” diễn tả nỗi buồn triền miên
  • Một “cánh buồn thấp thoáng” nơi “cửa bể chiều hôm” gợi nỗi cô đơn
  • Một cánh “hoa trôi man mác” tượng trưng cho số phận lênh đênh của Nàng
  • Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, chân mây mặt đất thể hiện kiếp sống phong trần của người con gái bất hạnh.
  • Cuối cùng là ầm ầm tiếng sóng làm cho nàng lo sợ những tai họa như đang phủ xuống cuộc đời nàng

c) Kết bài:

– Đoạn tri1cxh Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất trong Truyện Kiều. Bởi vì, qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được tâm trạng buồn cô đôn, lẻ loi.

– Qua đoạn trích, người đọc thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc tình tình của Nguyễn Du.

– Học đoạn trích , ta cũng thấy được tấm lòng  nhân đạo của nhà thơ. Nhà thơ đã xót thương cho một người con gái tài hoa mà bạc mệnh như nàng Kiều

Thảo luận cho bài: Nỗi buồn của Thúy Kiều