Những đặc trưng của ca dao Việt Nam

Những đặc trưng của ca dao Việt Nam

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài:

Soạn bài Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu

I/.Khái niệm thi pháp văn chương

_ Khái niệm thi pháp văn chương nói chung:

Thi pháp là cơ chế vận hành ngôn ngữ, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học . Khoa học này được áp dụng trong cả VH viết và VH dân gian.

_ Khái niệm thi pháp của một thể loại nói riêng:

Thi pháp VHDG là toàn bộ ngững đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thuật mieu tả, biểu hiện, về cách
cấu tạo đề tài, cốt truyện về phương pháp xây dựng hình tượng con người hay sự vật

 

II/.Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao VN

1).Đặc trưng của cái tôi trữ tình trong ca dao:

Được thể hiện qua cách xưng hô nhằm định vị đối tượng giao tiếp và là phương tiện biểu đạt tình cảm.

– Trong ca dao ta thường thấy những cách xưng hô như sau:·
           Thiếp – chàng

Ai làm bầu bí đứt dây

    Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia

  • Đó – đây

Đó có đôi ngồi ăn một ngựa 

Đây một mình biết dựa cùng ai

  • Bậu – qua

Bậu nói với qua, qua không bẻ lựu hái đào

    Chớ đào đâu bọc, lựu nào bậu cầm tay

  • Tui – bạn

Thằn lằn chắc lưỡi mái rui

Từ tui xa bạn, lòng chẳng vui chút nào

Những đặc trưng của ca dao Việt Nam

Những đặc trưng của ca dao Việt Nam

_ Trong ca dao đại từ “tôi” vốn mang tính chỉ định cá thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng trong ca dao lại có nhiều mô hình xưng
hô mà ngôi thứ nhất lại mạnh dạn dùng từ “tui”. Ở đây dường như có sự mâubthuẫn. Họ bộc lộ rõ rệt cái tôi khi giải bày tình yêu nhưng lại ngần ngại chưabdám xưng thân mật với người mình thương.

_Những yếu tố làm cho cái tôi không có dấu vết cá nhân, cá thể là:Tính dị bản của tác phầm từ các địa phương khác nhau, các dân tộc khác nhau

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

(Thiên Mụ là một ngôi chùa ở Huế, Trấn Vũ là một ngôi chùa ở phía tây Hà Nội)

 

2). Tính tập thể:

Một bài ca dao có thể là sáng tác của một người song khi được lưu truyền, việc này lại được dùng bằng trí nhớ ( không giữ được nguyên bản nội dung). Khi hát, nói mỗi người sẽ thêm bớt theo ý thích, mục đích của mình. Thế là dù lúc đầu có thể do một cá nhân nhưng khi lưu truyền có thể trở thành sáng tác của tập thể.

_ Tính truyền miệng : Do thời xưa chưa có chữ viết nên ca dao chủ yếu được lưu truyền bằng truyền miệng.

_ Tính cộng đồng: Là tiếng nói chung của một cộng đồng, không phải tiếng nói riêng của một tác giả.

3). Thời gian, không gian diễn xướng:

_ Thời gian hiện tại: Ngắn gọn, cơ động phù hợp với nhịp sống và thị hiếu thưởng thức VH nghệ thuật đương thời.

_ Không gian trần thế: Đời thường, bình dị, phiếm chỉ, gắn với môi   trường sống thân thuộc của người bình dân.

4). Các biểu tượng phổ biến:

Những điều bình dị, gắn bó với đời sống thân thuộc hay những nhân vật kì ảo như tiên, bụt.

_ Biểu tượng trong VH viết thường theo nhiều phương diện khen, chê, ca ngợi còn trong VNDG và ca dao thường chỉ có một mô típ là ca ngợi hay than trách.

5). Mô hình câu từ:

_ Công thức câu từ thường lặp lại trong nhiều bài ca dao:

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như trái bần trôi

Gió dập, sóng dồi biết tắp vào đâu

Rủ nhau xuống biền bắt cua

Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc, mai này phong lưu

 

6). Thể thơ lục bát:

Được vận dụng một cách hồn nhiên, phóng túng và những biến thể của nó như đặc trưng riêng của ca dao.Câu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định, câu tứ theo lối đối thoại và theo lối phô diễn về thiên nhiên.

 

7). Ngôn từ:

Giản dị, chất phát, ngắn gọn, gần với lời nói trong sinh hoạt đời thường

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Lời nói không có chọn lọc mà là lời giản dị, mang đậm tính khẩu ngữ. Tư tưởng tình cảm được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua lời nói, câu chữ trong ca dao.

Thảo luận cho bài: Những đặc trưng của ca dao Việt Nam