Mùa đông không lạnh, tại sao trời lạnh con người lại bị lạnh?
“El Nino mạnh kỷ lục, mùa đông năm nay ấm áp” (tiêu đề một bài viết của báo điện tử vnexpress ngày 31/8/2015) cùng với đợt nóng kéo dài đến tận tháng 12 khiến chúng ta càng thêm tin rằng “Mùa đông không lạnh” (tên một ca khúc của Akira Phan).
Ấy vậy mà mấy ngày hôm nay tại Hà Nội đi đâu cũng “rét quá anh ơi, lạnh quá em ơi … chắc chết quá” và đúng là không chỉ Việt Nam mà trên thế giới đã có vài trăm người chết vì lạnh.
Được mệnh danh là vùng đất lạnh lẽo nhất thế giới, ngôi làng Oymyakon ở Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga sẽ khiến cho người ta dù chỉ xem ảnh thôi cũng phải run cầm cập vì màn tuyết trắng xóa và nhiệt độ kỷ lục hạ xuống tới âm 52 độ C, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được tại đây lên tới -72 độ C.
Mùa đông 2015 lạnh kỉ lục tại Trung Quốc, hình ảnh bạn đang xem không phải vòi phun nước đá mà là vòi phun nước bình thường nước vừa ra khỏi vòi bị đông đá luôn ^_^
xem thêm: Các mùa trong năm, tại sao mùa hè nóng, mùa đông lại lạnh?
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra giải thích tại sao Trái Đất càng ngày càng nóng lên mà sao mùa đông lại càng ngày càng lạnh trong phạm vi bài viết tác giả không đề cập lại vấn đề đó nữa, nếu bạn đọc muốn tìm hiểu có thể nghe đài báo hoặc google.
Con người là một loài động vật bậc cao có thân nhiệt ổn định (khoảng 37oC), cảm giác nóng và lạnh của mỗi người là khác nhau và còn tùy thuộc vào môi trường sống xung quanh. Với người Việt Nam khoảng 17 độ C trở xuống là chúng ta đã có cảm giác lạnh rồi, tuy nhiên đối với những nước có mùa đông lạnh tới âm vài chục độ C thì 17 độ C vẫn còn mát mẻ chán, vì vậy ta không xét đến nhiệt độ cụ thể chỉ phân biệt khái niệm nhiệt độ thấp gây ra cảm giác lạnh và nhiệt độ cao gây ra cảm giác nóng.
Một em nhỏ cũng phải tăm sông băng âm 26 độ C theo phong tục Epiphaly. Lễ hội Epiphany được tổ chức vào ngày 19/1 hàng năm ở Nga và ngày 6/1 ở Ai Cập, Syria và Li Băng những nơi được xem là có mùa đông khắc nghiệt nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể cho mùa đông.
Thời tiết hàng ngày của mỗi vùng miền mỗi quốc gia là khác nhau. Đối với Việt Nam các thông tin về thời tiết thông báo trên các phương tiện truyền thông được lấy từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Lấy ví dụ tại vùng Hà Nội sẽ có rất nhiều các điểm nhỏ tạm gọi là các “lều khí tượng” có nhiệm vụ xác định nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa (nếu có) … tại khu vực đặt lều. Thông số nhiệt độ, độ ẩm … được lấy trung bình tại tất cả các điểm đặt lều khí tượng để tính cho toàn khu vực Hà Nội.
Khi bản tin dự báo thời tiết thông báo hôm nay khu vực Hà Nội có nhiệt độ 7oC thì bạn hiểu rằng đó là nhiệt độ của không khí bên trong lều khí tượng cách mặt đất khoảng 2 mét (nơi có áp suất ổn định bằng áp suất khí quyển tại vị trí đó và không có gió).
Khi đo nhiệt độ bên ngoài do ảnh hưởng của ánh sáng (các bức xạ từ mặt trời, các bức xạ phản xạ từ mặt đất), gió và các yếu tố khác khiến cho sai số sau các phép đo lớn => kết quả thu được không chính xác (lưu ý mục đích của phép đo là đo nhiệt độ của không khí xung quanh vì vậy cần sự ổn định của lớp không khí đó)
Vào những ngày mùa hè nóng bức khi nhiệt độ của lớp không khí bao ngoài cơ thể lên tới trên 30oC, do trênh lệch nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ truyền nhiệt ra bên ngoài, lớp không khí bao quanh chúng ta sẽ nóng lên dần dần cho đến khi cân bằng nhiệt với cơ thể chúng ta, lúc đó một cơn gió (từ quạt) sẽ thổi lớp không khí nóng bao quanh chúng ta ra chỗ khác để lớp không khí 30oC “bao vây” quanh người chúng ta khiến chúng ta cảm giác mát hơn. Cơn gió đó chỉ có ý nghĩa khi nhiệt độ không khí bao quanh chúng ta nhỏ hơn nhiệt độ cơ thể, nếu nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ cơ thể phần gió mới đến cũng chỉ là một lớp không khí nóng nên cho dù có quạt nữa, quạt mãi mà ta vẫn cảm thấy nóng, nóng và nóng.
Đổ mồ hôi một phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi trời quá nóng Những tuyến mồ hôi khi đó sẽ tạo ra một chất lỏng có vị mặn chứa bên trong một số lượng nhất định các chất thải tự nhiên: đó là mồ hôi. Chất lỏng này chảy trên bề mặt da rồi từ đó lan đều khắp nơi và bốc hơi làm giảm đi một lượng nhiệt lớn.
Tại khu vực miền trung của nước ta khi các cơn gió Lào (thổi từ bên Lào qua) vượt qua dãy Trường Sơn mang theo khí nóng trên dãy Trường Sơn xuống khu vực miền trung càng làm cho không khí trở nên khó chịu.
Ngược lại với mùa hè, khi mùa đông đến nhiệt độ không khí giảm nhanh, lớp không khí tiếp xúc với phần da của chúng ta lấy đi nhiệt lượng lớn trên cơ thể của chúng ta (tùy thuộc vào nhiệt độ lớp không khí bao quanh cơ thể mà tốc độ mất nhiệt của cơ thể sẽ nhanh hay chậm). Khi cơ thể mất nhiệt nhanh các cơ sẽ co lại và có xu hướng rung lên tạo ra các chuyển động nhằm tăng nhiệt độ cho cơ thể và cái “rét run cầm cập” từ đó được hình thành.
Lúc này để chống lại cái giá rét của “mùa đông không lạnh” chúng ta phải mặc thêm áo, mục đích của những chiếc áo là tách phần không khí bao quanh cơ thể chúng ta ra xa, ra xa hơn nữa nhằm giữ ổn định nhiệt độ của cơ thể không cho nhiệt đó truyền ra ngoài không cho lớp không khí lạnh lẽo đó “cuỗm” đi 37oC mà ta đang có.
“Mùa đông không lạnh” đâu các bạn chưa có gấu cứ yên tâm ^_^
Khi bạn đứng yên trong một khu vực không có gió, lớp không khí xung quanh bạn cũng chịu hiện tượng đối lưu, lớp không khí nóng sẽ bị đẩy lên và bao quanh bạn bằng một lớp không khí lạnh hơn, quá trình đó chỉ dừng lại khi nhiệt độ xung quanh khu vực bạn đứng cân bằng. Do cơ thể bạn chỉ có 37oC nên tốc độ đối lưu xảy ra chậm khiến bạn có cảm giác trời đỡ lạnh hẳn đi khi không có gió. Rồi bất chợt một cơn gió thổi đến, nó mang theo một lớp không khí lạnh không biết từ đâu đến thổi bay lớp không khí đã được làm ấm xung quanh bạn. Nó len lỏi qua lớp áo tiến sâu và tiếp xúc vào da thịt của bạn, lại một lần nữa làm bạn rét run.
Như vậy những cơn gió trong trời giá rét nó không làm giảm nhiệt độ mà chỉ đơn giản là làm cho hiện tượng đối lưu xảy ra với tốc độ “kinh hoàng” khiến bạn cảm thấy lạnh hơn vì lại phải làm quen với lớp không khí lạnh mới bao quanh, rồi chưa kịp làm quen song đã có một đợt không khí lạnh nữa tiếp đến. Cứ như vậy nhiệt độ và năng lượng trên cơ thể bạn bị mất đi liên tục khiến chúng ta đã rét lại càng rét thêm khi có gió.
Để chống lại điều đó, thay vì mặc 5 chiếc áo len, bạn chỉ cần mặc 4 cái áo len và khoác bên ngoài một “giáp chống gió” không cho nó có cơ hội xuyên qua lớp “giáp” chống gió đó.
“Mùa đông không lạnh” Akira Phan nghe cho đỡ lạnh −−!