Một số lưu ý khi viết văn tự sự
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Bài văn tự sự: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà bạn yêu thích
- Tìm hiểu đề
– Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả)? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
– Nội dung cần biểu đạt là gì?
– Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì?
- Lập dàn ý
– Mở bài:
Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Xác định những nội dung cần biểu đạt trong phần Mở bài tuỳ theo từng cách mở bài.
+ Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, chủ đề truyện,…)
+ Đối với đề bài miêu tả:Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn.
– Thân bài:
+ Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là “tôi”); Có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết.
+ Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, cử chỉ, hành động đến tiếng nói; có thể điểm xuyết khung cảnh.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn.
– Kết bài:
+ Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng.
+ Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn.