Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

******

Bài 1: (Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)

Hãy điền những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.

Bảng. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Nhân tố sinh thái (đơn vị)

Ảnh hưởng của nhân tỏ sinh thái

Dụng cụ đo

Nhiệt độ môi trường (°C)

Nhiệt độ ảnh hường tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

Nhiệt kế

Ánh sáng (lux)

Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng

Độ ẩm không khí

(%)

Âm kế

Nồng độ các loại

khí: O2, CO2, … (%)

….

Máy đo nồng độ khí hoà tan

*

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn giải
Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Nhân tố sinh thái (đơn vị)

Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Dụng cụ đo

Nhiệt độ môi trường

(°C)

Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và trao đổi năng lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Nhiệt kế.

Ánh sáng (lux)

Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật.

Máy đo cường độ, thành phần quang phổ của ánh sáng.

 

Bài 2: (Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)

Từ những số liệu trong các ví dụ trên hãy vẽ đồ thị về giới hạn sinh thái của cá rô phi nuôi ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải

– Vẽ đồ thị về giới hạn sinh thái của cá rô phi nuôi tại Việt Nam:

Đồ thị thể hiện cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5Cđến 42°c và khoảng thuận

lợi từ 20°c đến 35°c. Học sinh tự vẽ

Bài 3: (Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)

Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

Hướng dẫn giải

Nơi ở là nơi cư trú cùa một loài, còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó.

  • Ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, của loài. Có ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung:
  • Ổ sinh thái riêng (ổ sinh thái thành phần) là ổ sinh thái của một nhân tố sinh thái, tập hợp tất cả các ổ sinh thái riêng lại hình thành nên ổ sinh thái chung.
  • Ổ sinh thái chung là một không gian sinh thái, trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật, ví dụ ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái sinh sản…

Do ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.

Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá. Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

Bài 4: (Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)

Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật

Tác động của ánh sáng

Đặc điểm cùa thực vật

Ý nghĩa sinh thái của đặc điểm

Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

            ….

Ánh sáng yếu. ở dưới bóng cây khác

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hổ ao

Hướng dẫn giải

Tác động của ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến dổi đó

Ánh sáng mạnh ở nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

Cây ưa sáng. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cậy nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất. Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

Cây thích nghi theo hưởng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước.

Ánh sáng yếu ở dưới bóng cây khác

Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất.

Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp cùa cây yếu.

Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía cùa củy

Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.

Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng.

 

Tác động cua ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến đổi đó

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ ao

Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở hai mặt lá.

Tăng cường khả năng thu nhận ánh sáng cho quang hợp.

Bài 5:  (Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK)

Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thế lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hàng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động ưdvật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi… nhỏ hơn tai đuôi, chỉ của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.

Hướng dẫn giải

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,… nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.

  • Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

Động vật có kích thước lớn          Động vật có kích thước nhỏ

s/v                               <                             s/v

Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,…) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

  • Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi…. lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.
  • Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể. 

Bài 6: (Hướng dẫn giải bài tập số 6 SGK)

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Nhân tố sinh thái là

A. Tất cả các nhân tố của môi trường.

B. Tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường.

C.  Tất cả các nhân tố của môi trường ở xung quanh sinh vật.

D. Tất cả các nhân tố của môi trường ở xung quanh sinh vật, tác động tới đời sống của sinh vật.

Hướng dẫn giải

Chọn  D

*****

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

“Chúc các em học tập tốt”

Thảo luận cho bài: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái