Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường

Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Soạn bài: Treo biển (Truyện cười)

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ LUYỆN TẬP

Bài 1. Kể về ông (hay bà) cuả em.

  • Giới thiệu chung về ông (bà).
  • Đặc điểm tính cách và thói quen của ông (bà).
  • Một số việc làm, hành động đối xử cửa ông với mọi người trong gia đình.
  • Tập trung cho một chủ điểm nào đó.

Bài 2. Kể về những đổi mới ở quê em.

  • Giới thiệu chung về làng quê
  • Làng quê trước kia…
  • Làng quê hôm nay…
  • Cảm xúc, suy nghĩ về quê hương hiện tại và trong tương lai.
  • Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường

    Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường

MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO:

Kể lại sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình.

Bô tôi công tác cách nhà gần 50 cây sô nên cuôi tuần mới về. Chỉ có chiều thứ bảy cả nhà tôi mới được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuôi tuần thường rộn ràng hơn và nhât là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

–   Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

–     Chỉ một lát nữa bô” sẽ về nhà. Con ngoan, bố về sẽ có quà, còn hư là bố khỏng cho đâu.

Con bé nghe vậy cười tít mắt:

–   Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ!

Quay sang tôi nó tranh:

–  Em ngoan hơn chị, bô” sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

–   Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

Biết bô’ thích ăn canh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về để làm món bô’ thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bô” sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

–   Mẹ ơi, bô’ về. Bô về rồi!

Tiếng nó lại lảnh lót:

–   Con chào bô” ạ. Bô” có mua quà cho con không?

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bô’ đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bô”.

Bố quay sang tôi hỏi:

–   Con đang nấu cơm hả? Con ngoan lắm.

Bô” cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bô’ rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mát.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bô” về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bô” và khi bô” vừa đưa bát ra cho nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười, vừa nói:

–  Con gái bô’ ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan, bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra

khoe với bố. Bô» vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội:

–  Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bô:

–   Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bô’ phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên út vội hét lên:

–  Con đi mấy.

–  Ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

Tôi còn kể cho bô” nghe chuyện trường lớp và chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trìu mến.

Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được bên nhau.

Bài 2: Kể một kỉ niệm sâu sắc (Ngày khai trường)

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da… Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: “Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?”

Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một dứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.

Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suôt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:

–   En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua dây nữa!

Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ớ tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bô’, bà mẹ ấy phải quay lại dể khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.

Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bôn học sinh tất cả. Trong dám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôiẽ Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.

Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.

Tôi thầm nghĩ: “Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!

Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: “Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!”. Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái… Nhưng thôi cũng được.

Thảo luận cho bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường