Luyện tập vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt trong văn nghị luận
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
I. Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận.
1- Ôn tập lí thuyết:
– Khi vận dụng phương thức biểu đạt biểu cảm trong văn nghị luận sẽ tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe làm cho bài văn có hiệu quả hơn.
– Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn® có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
– Yêu cầu:
+ Chú ý mục đích, nội dung nghị luận
+ Chú ý đến hiệu quả và mạch nghị luận.
+ Các yếu tố miêu tả, tự sự được đưa vào bài văn nghị luận để làm những luận cứ phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
2- Bài tập:
– Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán trong đoạn văn: “nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức!”, “… là một con số không”, “Thế thì…làm gì?”, “Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”, “Chìm ngập”, “Những thanh niên…mà thôi!”, “Thanh niên già cỗi”, “Hỡi Đông Dương đáng thương hại!”, “Người”…
– Từ những từ ngữ, những câu cảm thán trên ta thấy rõ được tình cảm chân thành và thái độ của Nguyễn Ái Quốc trước những thanh niên thiếu ý thức lao động. Đó là một tình cảm đau xót và lo lắng cho kinh tế, vận mệnh tương lai của dân tộc, là thái độ phê phán đối với những thanh niên trên.
Nếu thay thế những từ ngữ, những câu cảm thán trên bằng những từ ngữ tương đương câu bình thường thì chúng ta thấy đoạn văn là một sự phản ánh khách quan đơn thuần mà không thấy bóng dáng, tình cảm của người viết, khó thu hút và gây được sự đồng tình của người đọc.
II. Luyện tập vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh vào văn nghị luận.
- Ôn tập lí thuyết:
– Thuyết minh là lối văn thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung sấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, … của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu, …
– Trong một bài văn nghị luận cần có sự kết hợp với yếu tố thuyết minh vì nó đưa lại những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc (nghe) hiểu rõ ràng, chính xác các vấn đề đang nghị luận.
- Bài tập:
– Văn bản trên nghị luận về vấn đề: Không nên chỉ dựa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người Việt Nam mà cần phải dựa cả vào chỉ số GNP nữa.
– Ngoài phương thức biểu đạt nghị luận là chính, tác giả còn sử dụng kết hợp với phương thức biểu đạt thuyết minh.
– Tác dụng: Nó giúp cho người đọc hiểu rõ vấn đề tác giả đang nghị luận, đồng tình với ý kiến của tác giả đưa ra. Nói cách khác nó làm tăng sức thuyết phục cho văn bản rất nhiều so với việc không có những lời giải thích đó.
III. Luyện tập:
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “ Nhà văn tôi hâm mộ” trong câu lạc bộ văn học của nhà trường tổ chức
Luyện tập vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt trong văn nghị luận