A. MỤC TIÊU:
– HS được ôn luyện lại kiến thức.
– Làm các bài tập SGK và bổ sung.
B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
1. Ổn định
2. Bài mới
I – NỘI DUNG | |
HS nhắc lại kiến thức
GV chốt kiến thức cơ bản |
1. Từ nhiều nghĩa: Có 2 nghĩa trở lên.
2. Hiện tượng chuyển nghĩa – Nghĩa gốc: Ban đầu – Nghĩa chuyển: suy ra. |
II – LUYỆN TẬP | |
BT2 học sinh làm miệng cá nhân. Những HS khác nhận xét.
GV chốt đáp án BT3 học sinh trao đổi nhóm đôi Chỉ ra những hành động
BT4 học sinh trao đổi ý kiến với nhau. HS trình bày ý kiến các bạn khác Nhận xét, sửa chữa.
HS làm việc tập thể phần I. Làm việc cá nhân phần II.
HS đọc từng câu, tìm hiểu ý nghĩa của từ trong câu, sau đó xem xét từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. |
Phần I: Bài tập SGK
Bài 2: (Trang 56 SGK) – Lá ® lá phổi, lá lách. – Quả ® quả tim, quả thận. Bài 3: – Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động Hộp sơn -> Sơn cửa Cái bào -> Bào gỗ Cân muối -> Muối dưa – Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị Đang bó lúa -> gánh ba bó lúa Cuộn bức tranh -> ba cuộn giấy Nắm cơm -> cơm nắm. Bài 4: a) Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng. Còn thiếu một nghĩa nửa “phần phình to ở giữa một số sự vật” (bụng chân). b) Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng Ấm bụng : nghĩa 1 Tốt bụng : nghĩa 2 Bụng chân: nghĩa 3 Phần II: BT bổ sung Bài 1: Tìm một số nghĩa chuyển của từ nhà, đi ăn, đặt câu. a) Từ nhà – Nơi ở, sinh hoạt của con người ® Nghĩa chính – Người vợ, người chồng ® Nghĩa chuyển b) Đi – Di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ bình thường -> Nghĩa chính. – Không còn nữa. c) Ăn – Quá trình chuyển hoá thức ăn vào cơ thể. – Được lợi một cái gì đó. Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ mũi trong những câu sau: a) Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. b) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. c) Quân ta chia làm hai mũi tấn công. |