Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 5

Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 5

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 6

ĐỀ SỐ 1:

Đọc hiểu (3 điểm)

(1)“Đê – sai tử trận tại Ma-ren-gô cùng một ngày và gần như cùng một lúc với Kle-be ở Cai- cô. Cả hai đều mất ngày 14-06-1800, để hoàn thành những mưu đồ rộng lớn của tướng Bô-napac (Na-pô-lê-ông). Vận mạng của hai vị đó thật lạ lùng, trong đời luôn luôn sống cạnh nhau, tới ngày chết lại gần nhau nữa, vậy mà những nét của tâm hồn và thân thể thì khác xa nhau là vậy!

(2)Kle-be tướng mạo đẹp nhất trong quân đội. Vóc lớn của ông, vẻ mặt cao quý của ông tiết ra tất cả tính tự tôn của tâm hồn ông, lòng dũng cảm của ông vừa táo bạo, vừa bình tĩnh, sự thông minh mau lẹ và vững chắc của ông làm cho ông thành vị tướng oai phong nhất trên chiến trường. Óc ông sáng suốt tân kỳ nhưng ông ít học. Tính tình và ngôn ngữ của ông phóng đãng, nhưng ông liêm khiết, không vụ lợi…

(3)Đê- sai gần như trái hẳn về mọi điểm.Giản dị, bẽn lẽn có phần hơi ngượng nghịu nữa, mái tóc rậm luôn luôn che mặt, bề ngoài ông không có vẻ một quân nhân. Nhưng ra trận thì anh hùng, tốt với lính, nhũn với bạn, đại lượng với kẻ bại. Ông được hết thảy quân đội và các dân tộc bị chiếm tôn sùng. Óc ông vững vàng, hiểu sâu biết rộng, sự sáng suốt của ông về chiến tranh, sự chuyên cần của ông trong phận sự, tính không vụ lợi của ông làm cho ông thành một kiểu mẫu hoàn hảo gồm tất cả những đức thượng võ.

(4)Trong khi Kle-be khó bảo, không chịu phục tùng, không chịu một mệnh lệnh nào, thì Đê- sai dễ vâng lời… ”

(Ti-ê, Lu-I A-đôn-phơ- dẫn lại theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn, Sài Gòn, 1962)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu những nội dung chính của đoạn văn (0,5 điểm)

2. Đặt tên cho đoạn văn trên. (0,25 điểm)

3. Trong đoạn đoạn (2) và (3) tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào? Đoạn (1) và đoạn (2) tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó?Trả lời bằng một đoạn văn ngắn dài từ 6 đến 8 câu (0,5 điểm)

4. Phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong đoạn văn (0,25 điểm)

Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 5

Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 5

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

 Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

(Chân quê, Nguyễn Bính).

5. Xác định 01 biện pháp tu từ cú pháp và 01 biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

6. Nêu chủ đề của đoạn thơ (0,25 điểm)

7. Thông qua câu chuyện tình yêu đôi lứa, Nguyễn Bính muốn gửi gắm đến người đọc tâm sự gì? Trả lời bằng một đoạn văn dài từ 5 đến 7 câu? (0,5 điểm)

8. Nguyễn Bính là một gương mặt tiêu biểu của nền thơ mới Việt Nam, hãy kể tên 3 nhà thơ khác cùng nằm trong phong trào Thơ Mới 1930- 1945 (0,25 điểm)

Thảo luận cho bài: Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 5