Kỹ năng Phân tích Thơ – Chương 4 – Bài 3
Mời các bạn tham khảo thêm:
Chương IV: PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ THƠ VỀ MẶT NGỮ NGHĨA
Bài 3
b. Hình tượng không gian và thời gian trong thơ:
Không gian và thời gian là hai phạm trù luôn có mặt trong mọi hoạt động, sinh hoạt của con người. Nhiều lúc không để ý nhưng nó vẫn thường trực chi phối, ám ảnh chúng ta.
Người ta thường nói rằng họ xúc cảm về một điều gì đó mà quên đi yếu tố không gian và thời gian làm nên sự tồn tại, xác định của điều đó. Do vậy, tư duy, xúc cảm của con người cũng nằm trong và chịu sự chi phối của một hệ không gian, thời gian nào đó.
Trong thơ, hai phạm trù này thường xuyên xuất hiện, nhưng hẳn đó không phải là sự ngẫu nhiên của việc miêu tả hiện thực, cảm xúc. Phạm trù không gian và thời gian trong thơ luôn được các thi sĩ ý thức sâu sắc nên nó hiện lên trong thơ như những hình tượng chứa đựng suy tưởng, cảm xúc của thi sĩ về cuộc đời. Vì vậy, phân tích thơ không thể bỏ qua việc tìm hiểu cảm thức của nhà thơ về không gian, thời gian.
…
Thời gian cũng là một nỗi ảm ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử. Vì theo Tử:
“Chỉ có trăng sao là bất diệt
Những gì tất cả thảy qua đi”
Hình tượng thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho sự huỷ diệt, nên thi nhân luôn khao khát biến thành trăng sao, thanh khí để tận hưởng cái đẹp vĩnh hằng.
Không kém phần sinh động, bên cạnh hình tượng thời gian, trong thơ ta còn bắt gặp rất nhiều hình tượng về không gian, không phải là không gian Đề-cát ba chiều mà là thứ không gian được xác lập theo chiều tâm trạng.
Ý thức tìm hiểu,khám phá không gian đã có từ xa xưa trong những câu chuyện thần thoại:”Thần trụ trời”, “Nữ Oa vá trời”. Khám phá không gian đồng nghĩa với việc khám phá tự nhiên vũ trụ. Vì không gian có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Khám phá nhận thức vũ trụ là một nhu cầu thường trực, thể hiện khát vọng chinh phục của con người. Như vậy, thông qua hình ảnh không gian được con người mô tả, ta sẽ hình dung được nhận thức cũng như những suy tư, nỗi niềm của họ. Không gian luôn có mặt ở trong thơ (Phải chăng vì nó cụ thể, hữu hình hơn thời gian). Nó tồn tại ở dạng tiềm thức và cả ở dạng ý thức.
Nhưng dù sao, nó vẫn góp phần thể hiện cá tính sáng tạo cũng như những sắc thái cảm xúc của người nghệ sĩ. Có lúc không gian là đối tượng thẩm mỹ, có khi nó là cái cớ của cảm xúc, … Việc lĩnh hội tiếng nói thì thầm từ hình tượng không gian trong thơ không phải là dễ.
Khám phá nhận thức vũ trụ là một nhu cầu thường trực, thể hiện khát vọng chinh phục của con người. Như vậy, thông qua hình ảnh không gian được con người mô tả, ta sẽ hình dung được nhận thức cũng như những suy tư, nỗi niềm của họ. Không gian luôn có mặt ở trong thơ (Phải chăng vì nó cụ thể, hữu hình hơn thời gian). Nó tồn tại ở dạng tiềm thức và cả ở dạng ý thức.
Nhưng dù sao, nó vẫn góp phần thể hiện cá tính sáng tạo cũng như những sắc thái cảm xúc của người nghệ sĩ. Có lúc không gian là đối tượng thẩm mỹ, có khi nó là cái cớ của cảm xúc, … Việc lĩnh hội tiếng nói thì thầm từ hình tượng không gian trong thơ không phải là dễ.
Trong thơ cổ, các thi sĩ phương đông nhận thức không gian là mênh mông, vô tận để từ đó ý thức về sự nhỏ bé hữu hạn của kiếp người. Không gian trong thơ cổ thường là sông, núi, mây, bầu trời, … được miêu tả trong sự đối lập với con người. Sự
đối lập ấy thường đẩy nhân vật trữ tình vào trạng thái rợn ngợp cô đơn.
đối lập ấy thường đẩy nhân vật trữ tình vào trạng thái rợn ngợp cô đơn.
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”
(LýBạch)
Thời hiện đại, thơ ca ít còn cảm thức về không gian ở góc độ vĩ mô như vậy. Các nhà thơ hiện đại thường cắt xén không gian theo cảm xúc, và hình tượng không gian trong thơ hiện đại thường hiện lên ở tầm mức vi mô.
“Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt”
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ có hai mảng không gian rõ ràng “trong cửa sắt” và “ngoài cửa sắt”. Đường ranh của không gian ấy chỉ đơn giản là cánh cửa sắt như vệt cọ ngăn giữa hai mảng màu của bức tranh hiện thực .Dưới góc độ vật lý ,hai không gian này cách nhau “gang tấc”, nhưng về mặt xã hội ,tâm lý nó là “biển trời” Đơn giản ,không gian “trong cửa sắt ”là không gian nhà tù ,còn không gian “ngoài cửa sắt” là không gian tự do.
Trong chương trình trung học, bài thơ “Tảo giải ”(Hồ Chí Minh) là một ví dụ. Hình tượng không gian và thời gian trong bài thơ được tác giả nhận thức, miêu tả theo sự vận động tích cực từ đêm sang ngày, từ u ám sang tươi sáng .Sự vận động ấy thể hiện niềm tin, lạc quan của người tù Hồ Chí Minh vào tương lai tươi đẹp. Và nó cũng chính là nguồn thi hứng của bài thơ.
Hay trong bài “Xúc cảnh” (Trích ngư tiều y thuật vấn đáp- Nguyễn Đình Chiểu):
“Mây giăng ải bắc trông tin nhạn
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng”
Hình ảnh “mây giăng” gợi nên sự ảm đạm của không gian. Hình ảnh “ngày xế” biểu trưng cho sự trễ nãi. Cả hai hình tượng tập trung nhấn mạnh niềm mong đợi trong tuyệt vọng của “hoa cỏ” đối với “chúa xuân”.