Khái quát VHVN từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX

Khái quát VHVN từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

* Khái niệm văn học trung đại: là nền văn học viết VN từ X đến XIX, tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến.

1. Văn học chữ Hán

– Là thành phần văn học xuất hiện sớm nhất và tồn tại, phát triển trong suốt lịch sử văn học trung đại.

– Thể loại chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thờ Đường luật, phú.

– Thành tựu: to lớn ở tất cả các thể loại.

2. Văn học chữ Nôm

– Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán, tồn tại phát triển đến hết lịch sử vh trung đại.

– Thể loại chủ yếu là thơ và có nguồn gốc dân tộc: ngâm khúc song thất lục bát, truyện thơ lục bát, hát nói, thất ngôn xen lẫn lục ngôn.

– Thành tựu to lớn ở tất cả các thể loại trên.

* Sự phát triển tương hỗ của hai dòng văn học này chứng tỏ hiện tượng song ngữ ở vh trung đại Việt Nam.

Khái quát VHVN từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX

Khái quát VHVN từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX

3. Văn học chữ quốc ngữ

– Xuất hiện trong giai đoạn cuối, chưa có thành tựu đáng kể.

II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Giai đoạn X đến hết XIV

*Bối cảnh lịch sử: dân tộc ta giành nhiều thắng lợi chống ngoại xâm, xây dựng được quyền độc lập tự chủ, chế độ phong kiến ở thời kỳ phát triển.

* Vị trí: đây là giai đoạn đặt nền móng cho nền văn học trung đại. Văn học chữ Hán rồi chữ Nôm ra đời và có những thành tựu ban đầu.

* Về nội dung: nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng, đặc biệt là hào khí Đông A thời Trần ( Sông núi nước Nam, Tỏ lòng, Hịch tướng sĩ )

* Về nghệ thuật: các thể loại văn học chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc đạt thành tựu lớn về văn chính luận, văn học chữ Nôm đặt nền móng đầu tiên.

2. Giai đoạn XV đến hết XVII

*Bối cảnh lịch sử: sau chiến thắng quân Minh, phong kiến VN đạt sự phát triển cực thịnh rồi bắt đầu có dấu hiệu suy tàn.

* Vị trí: văn học có nhiều bước phát triển mới, đặc biệt là văn học chữ Nôm.

* Về nội dung: đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng ngợi ca ( Bình Ngô đại cáo) đến xu hướng phê phán hiện thực phong kiến ( Truyền kỳ mạn lục ).

* Về phương diện nghệ thuật: thành tựu về văn chính luận,  văn xuôi tự sự,  Việt hoá các thể thơ Trung Quốc ( thất ngôn xen lẫn lục ngôn), sáng tác các thể loại dân tộc ( lục bát, song thất lục bát ).

3. Giai đoạn XVIII đến nửa đầu XIX

*Bối cảnh lịch sử: phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

* Vị trí: đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, đỉnh cao nhất, giai đoạn cổ điển trong văn học VN.

* Về nội dung: xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, đòi quyền sống, hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người cá nhân (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều).

* Về phương diện nghệ thuật: phát triển mạnh cả văn xuôi lẫn văn vần, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, các thể loại lục bát, song thất lục bát, tiểu thuyết chương hồi, kí, tuỳ bút đều đạt thành tựu rực rỡ.

4. Giai đoạn nửa cuối XIX

*Bối cảnh lịch sử: Pháp xâm lược, nước ta chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến.

* Vị trí: đây là giai đoạn kết thúc văn học truyền thống và mở ra thời đại mới.

* Về nội dung: văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), tư tưởng canh tân ( Nguyễn Trường Tộ), tinh thần trào phúng, phê phán ( Tú Xương, Nguyễn Khuyến).

* Về phương diện nghệ thuật: xuất hiện văn học quốc ngữ, nghệ thuật trào phúng đặc sắc, xuất hiện các yếu tố hiện đại hoá.

III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Chủ nghĩa yêu nước: Đó là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt nhưng mỗi gia đoạn có những biểu hiện khác nhau.

– Ban đầu là tư tưởng trung quân ái quốc

– ý thức độc lập tự chủ, tự cường

– Căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng.

– Tự hào dân tộc: truyền thống lịch sử.

– Biết ơn ca ngợi những người hy sinh vì đất nước

– Tình yêu thiên nhiên.

2. Chủ nghĩa nhân đạo

– Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt,  Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

– Biểu hiện: lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lức chà đạp con người, đề cao nhân phẩm…

– Các tác phẩm:

3. Cảm hứng thế sự

– Là nguyên nhân hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học.

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

– Tính quy phạm: ở quan niệm văn học coi trọng mục đích giáo huấn, tư duy nghệ thuật nghĩ theo khuôn mẫu có sẵn, hạn chế sáng tạo cá nhân, ở thể loại văn học có kết cấu chặt chẽ, ở cách sử dụng thi liệu dùng nhiều điển tích, điển cố, ước lệ, tượng trưng.

– Phá vỡ về thể loại, tư duy

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

– Khuynh hướng trang nhã ở đề tài, chủ đề cao cả, trang trọng, hình tượng tao nhã mĩ lệ, ngôn ngữ trau chuốt, hoa mĩ.

– Xu hướng bình dị đưa văn học về gần cuộc sống

3.Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn hoá nước ngoài.

– Tiếp thu ngôn ngữ( chữ Hán), thể loại ( văn chính luận, thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi..), thi liệu

– Dân tộc hoá ngôn ngữ (chữ Nôm), thể loại ( thất ngôn xen lẫn lục ngôn), thi liệu

Thảo luận cho bài: Khái quát VHVN từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX