Diễn thể sinh thái
Bài tập trắc nghiệm sinh thái học quần xã theo các mức độ kiến thức
Quần xã là một cấu trúc động luôn luôn biến đổi bởi sự thay đổi của các thành phần trong cấu trúc quần xã , mỗi quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã và sự biến đổi của các yếu tố môi trường.
Nhờ đó, quần xã thiết lập trạng thái cân bằng tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. Tùy thuộc vào môi trường ban đầu mà diễn thế sinh thái được chia thành hai kiểu diễn thế sinh thái nguyên sinh và diễn thế sinh thái thứ sinh
1. Khái niệm về diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế của quần xã sinh vật
Diễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên nhân :
- Nguyên nhân bên ngoài: đó là tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường vật lí, nhất là thay đổi khí hậu, thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa… là các nhân tố sinh thái ngoại cảnh, gây nên sự chết hàng loạt các loài sinh vật, Trên vùng bị hủy diệt của tự nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển.
- Nguyên nhân bên trong : bên cạnh những tác động ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. Tuy nhiên, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài chiếm ưu thế đã “Tự đào huyệt chôn mình”.
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển,… là nguyên nhân bên trong đóng vai trò rất quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật.
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể được coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái. Vì việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả :
- Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.
- Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu, …và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn, …
- Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định và gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật., …
Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng naawngj nề, kông ổn định.
Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vậtt phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ
3. Các loại diễn thế sinh thái
Giai đoạn khởi đầu |
Giai đoạn giữa |
Giai đoạn cuối |
Nguyên nhân của diễn thế |
|
Diễn thế nguyên sinh | Khởi đầu từ môi trường trống trơn | Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng | Hình thành quần xã tương đối ổn định | – Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
– Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã |
Diễn thế thứ sinh |
Khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người | Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đôi tuần tự thay thế lẫn nhau | Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái | – Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
– Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã – Hoạt động khai thác tài nguyên của con người |
4. Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái
Trong quá trình diễn thế, các yếu tố cấu trúc, những mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều biến đổi. Sự biến đổi này xảy ra trên cơ sở xuất hiện các mối liên hệ ngược, trước hết là mối quan hệ con mồi – vật sử dụng và sự cạnh tranh giữa các loài. Nhờ đó quần xã hướng đến trạng thái cân bằng, tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.
Những hướng biến đổi quan trọng là:
- Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
- Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ các p của quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất trong quần xã tiến dần đến 1.
- Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng.
- Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng quan trọng.
- Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.
- Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng.