Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Chiều Xuân – Anh Thơ

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

1. Khái niệm :

a. Loại hình

-Một tập hợp những sự vật , hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Ví dụ :  Loại hình nghệ thuật ,  Loại hình báo chí ,                Loại hình ngôn ngữ …..

b. Loại hình ngôn ngữ :

  Là cách phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó .

2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt :

– Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT:

Mang đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc trưng sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp ( Tính phân tiết):

Ví dụ :   Sao anh không về chơi thôn Vĩ  ? 

– Câu thơ có  7 tiếng à 7 âm tiết , 7 từ , đọc và viết tách rời nhau .

– Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ : trở về ,ăn chơi , thôn xóm

-> – Về mặt ngữ âm :tiếng à âm tiết .

– Về mặt sử dụng :tiếng à từ hoặc yếu tố cấu tạo từ .

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

2. Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ 1 : Xác định chức năng ngữ pháp của từ được gạch dưới trong câu thơ sau:

Mình về mình có nhớ ta

Ta về  ta  nhớ những hoa cùng người

-Mình 1, mình 2:chủ ngữ.

– Ta 1 : phu ngữ.

-Ta 2, 3: chủ ngữ èkhông biến đổi về hình thái.

Ví dụ 2:

  Tôi (1)tặng anh ấy(1) một cuốn sách , anh ấy(2) cho tôi(2 ) một quyển vở .

– Tôi (1): chủ ngữ ; tôi (2): phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ “cho’’

– Về ngữ âm và chữ viết : không có sự khác biệt nào giữa các từ

– Có thể thấy như vậy đối với các từ “ anh ấy’’ 

*Dịch sang tiếng Anh :

 I give him a book, he gives me a book .

Tôi (1) dịch là I ( chủ từ ) ; tôi (2 ) dịch là me (phụ ngữ)

Anh ấy(1) dịch là him ( phụ ngữ ); anh ấy (2)dịch là  he (chủ từ)

àTừ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp .

– Từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau à Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết

3) Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ :

Ví dụ :  Tôi ăn cơm .

Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ (đã; đang, sẽ sắp,…)èý nghĩa NP trong câu sẽ thay đổi theo.

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

  • Nụ tầm xuân 1 là phụ ngữ cho ĐT hái, đứng sau ĐT hái; nụ tầm xuân 2 là chủ ngữ , trước ĐT nở.
  • Bến 1:phụ từ đứng sau ĐT nhớ; bến 2 là chủ ngữ , đứng trước cụm từ “khăng khăng đợi thuyền”
  • Trẻ, già àtương tự vd1 và 2.
  • Bống 1,2,3 và 4 : phụ ngữ  của các ĐT trước nó  nên đều đứng sau ĐT; chỉ khác nhau về hư từ kèm theo (ko có hư từ hoặc có hư từ “ cho”)

Bống 5 và 6:àchủ ngữ àđứng trước các ĐT (ngoi ,lớn)

-> Ở vị trí ngữ pháp nào các từ vẫn không biến đổi hình thái

Bài tập 3: Các hư từ :

*Đã:chỉ hoạt động  xảy ra trong quá khứ.

*Các: sự vật ở số nhiều, mức độ toàn thể.

*Để: chỉ mục đích.

*Lại: chỉ sự tái diễn.

*Mà: chỉ mục đích .

Thảo luận cho bài: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt