Thuyết động học phân tử chất khí, khí lí tưởng, thông số trạng thái
Chương VI: Định luật Boyle-Mariotte, đường đẳng nhiệt
Thuyết động học phân tử chất khí: Chất khí bao gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chất khi chuyển động càng nhanh. Các phân tử chất khí va chạm với nhau và va chạm với bình chứa gây nên áp suất cho thành bình.
1/ Thuyết động học phân tử chất khí
Chất khí là một dạng tồn tại của vật chất. Chất khí (không khí) có rất nhiều xung quanh ta và gây ra áp suất vô cùng lớn lên chúng ta.
tìm hiểu thêm về suất của khí quyển
Vật lý là bộ môn khoa học của tự nhiên, để hiểu và giải thích được các điều trên ta hãy bắt đầu từ những hiện tượng trong tự nhiên gần gũi trong cuộc sống trước.
Tự nhiên đã ban cho loài người chúng ta một giác quan đó là khứu giác để có thể nhận biết được khoảng hơn 10.000 mùi khác nhau. Trong một căn phòng khoảng 10m2 bạn cầm bình nước hoa và bắt đầu xịt. Bạn nhận thấy rằng gần như cả căn phòng thơm mùi nước hoa. Điều này chứng tỏ hương thơm đó đã lan rộng trong phòng theo mọi hướng khác nhau. Bằng mắt thường bạn không thể nhìn thấy “mùi thơm” nhưng bạn biết nó tồn tại nhờ khứu giác. Vì “mùi thơm” không thể nhìn thấy nên ta có thể dự đoán được nó có kích thước rất rất nhỏ ta tạm gọi là các hạt khí
Quả sầu riêng, một loại quả phát tán “mùi” trong không khí rất lâu và “nặng” tùy vào mỗi người sẽ nhận định đó là mùi thơm hoặc ngược lại
Điều này chỉ có thể giải thích rằng các hạt khí đó chuyển động với tốc độ rất lớn và trong quá trình va chạm với vật cản nó gây ra sức ép (áp suất lên vật cản đó)
Để giải thích chung cho các hiện tượng liên quan đến chất khí, vật lý học đưa ra thuyết động học phân tử chất khí.
Chất khí được cấu tạo từ các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng chúng va chạm với nhau và va chạm với thành bình gây nên áp suất cho thành bình[/caption]
Lưu ý các thuyết vật lý thường không cần chứng minh, nó được coi như một tiên đề để vận dụng giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên. Nếu giải thích đó hợp lý và phù hợp với các kết quả thực nghiệm thu được thì ta mặc nhiên là nó đúng. Nếu bạn chỉ cần chỉ ra được một hiện tượng vật lý khiến thuyết vật lý sai (trong một phạm vi nào đó) bạn có thể xây dựng một thuyết vật lý mới.
2/ Phân loại chất khí
Khí thực: là các chất khí tồn tại trong thực tế mà ta đã biết như Oxi, Nitơ, Cácboníc …
Khí lí tưởng: là chất khí mà các phân tử được coi là chất điểm chúng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. (Khí lí tưởng được coi là chất khí chỉ tồn tại trong lý thuyết)
3/ Thông số trạng thái của chất khí:
Do các phân tử chất khí rất nhiều, lại chuyển động hỗn loạn, nên để nghiên cứu vận dụng các định luật vật lý cho chất khí vào tự nhiên, trong chương trình vật lý phổ thông người ta đưa vào các thông số áp suất (p), thể tích (V), và nhiệt độ tuyệt đối (T) gọi là các thông số trạng thái để xác định trạng thái của một khối khí xác định.
Khi một trong ba thông số thể tích, áp suất, nhiệt độ thay đổi ta gọi đó là quá trình biến đổi trạng thái của chất khí.
4/ Công thức xác định mol, thể tích, khối lượng của một chất khí bất kỳ
Trong sách giáo khoa vật lý chương trình phổ thông lớp 10 nâng cao ký hiệu số mol (n) là υ, khối lượng mol (M) là µ ở đây tác giả ký hiệu là n và M tương đương với ký hiệu trong hóa học thành một thể thống nhất, không cần thiết phải ký hiệu lại để đỡ rối. Nếu bạn nắm rõ hóa học sẽ tính mấy đại lượng này rất đơn giản.
Ví dụ 1: tính số nguyên tử C có trong 1g khí Cácbonic (CO2)
ta có m = 1g; MCO2 = MC + 2MO = 12 + 2.16 = 44(g)
Ví dụ 2: tính số nguyên tử Oxi có trong 11,2lít khí Cácbonic (CO2) ở điều kiện tiêu chuẩn